Cây Atiso có nguồn gốc ở miền Nam Châu âu, được người Pháp di thực vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Tại Việt Nam, Atiso được trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa. Theo y học Cổ truyền, Atisô có vị đắng, là vị thuốc quý thường được dùng để lợi tiểu, giải độc gan, thông mật, chữa bệnh viêm thận. Trong đời sống hàng ngày, atisô cũng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, thanh mát và tăng tiết sữa cho sản phụ.

Theo y học Cổ truyền, Atisô có vị đắng, là vị thuốc quý thường được dùng để lợi tiểu, giải độc gan, thông mật, chữa bệnh viêm thận. - Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, atisô chứa dồi dào các khoáng chất (mangan, phospho, sắt, cynarin), vitamin (A, B1, B2, C,...). Đặc  biệt, hàm lượng vitamin C và chất cynarin trong atisô rất cao, mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, Nguyên Trưởng bộ môn Y học Cổ truyền, trường Đại học Y dược TP.HCM, Atiso vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài chức năng thanh lọc cơ thể, atiso còn mang đến nhiều công dụng khác. Từ ngàn xưa, dân gian đã nấu atiso thành các món ăn hay nấu nước uống để trị mụn nhọt, táo bón, các bệnh về gan,...

Từ ngàn xưa, dân gian đã nấu atiso thành các món ăn hay nấu nước uống để trị mụn nhọt, táo bón, các bệnh về gan,... - Ảnh minh họa: Internet

Atiso chứa những thành phần đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe. Khi ăn atiso, bạn cảm nhận có vị hơi đắng thì đó là đặc tính do chất cynarin tạo thành. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy trong atiso có nhiều Flavonoid - chất chống oxy hóa rất mạnh.

Theo thời gian cùng các yếu tố căng thẳng, tác động từ môi trường, các gốc tự do xuất hiện ngày càng nhiều, khiến bạn bị lão hóa và mắc các bệnh khác. Các gốc tự do được tìm thấy trong hầu hết các căn bệnh: Viêm khớp, viêm ruột, viêm gan,... Các chất được tìm thấy trong atiso như: Magie, canxi, luteolin giúp chống lại tác động của gốc tự do. Đồng thời, chúng còn có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm đi sự sinh sản gốc tự do trong cơ thể.

Thường xuyên uống trà hay dùng món ăn từ atiso để ngăn ngừa lão hóa - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, qua các công trình nghiên cứu, chất cynarin trong atiso có tác dụng hạ men gan, hạ cholesterol. Cynarin tác động lên niêm mạc ruột, làm giảm hấp thu đường, từ đó góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu.

Quan trọng hơn, vì atiso không có độc tính nên chúng ta có thể an tâm sử dụng cho việc điều trị bệnh viêm gan, bệnh gan, hay các rối loạn do chức năng gan kém.

Trà atiso mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể uống trà atiso thay cho nước lọc để tăng cường chức năng thải độc cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về gan và chữa các bệnh thường gặp.