Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Xỉa răng là thói quen không tốt. Kết cấu của răng vốn được sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy.

Người có hàm răng chỉnh tề thì giữa các răng sẽ không có khe hở. Một số người thường dùng tăm để xỉa răng, khiến cho kẽ răng rộng dần ra, thức ăn dễ dắt vào kẽ răng.

Thói quen xỉa răng bằng tăm có thể lấy được thức ăn dư thừa từ trong kẽ răng nhưng có thể ảnh hưởng đến hàm răng và nướu. Khi xỉa răng sẽ vô tình dùng lực khiến cho chân răng dần dần lỏng ra, không những khiến thức ăn dễ dắt vào mà còn dễ gây sâu răng.

Tác hại khó lường của việc xỉa răng sau khi ăn

Gây mòn răng

Việc dùng tăm chọc vào các kẽ răng có thể lấy các mảnh vụ thức ăn nhưng lại gây ra sự mài mòn răng, chảy máu lợi. Lặp lại việc này trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến răng.

Tạo ra kẽ hở giữa các răng

Xỉa răng thường xuyên sẽ tạo ra kẽ hở giữa các răng, khiến thức ăn bị mắc lại nhiều hơn.

Tổn thương men răng

Sử dụng tăm nhựa hay tăm gỗ hoặc có thói quen nhai tăm thường xuyên đều có tác động xấu đến men răng.

Bệnh lợi

Thường xuyên dùng tăm xỉa răng sau khi ăn có thể gây tổn thương đến lợi, làm lợi bị viêm. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh về lợi không thể khắc phục được.

Tổn thương chân răng

Việc lợi bị viêm, tụt xuống sẽ gây tổn thương cho chân răng, gây đau đớn.

Phá hủy miếng trám răng

Các miếng trám nhân tạo dùng để bảo vệ răng sâu có thể bị hỏng nếu thường sử xuyên sử dụng tăm để loại bỏ mảnh thức ăn.

Để làm sạch răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần/ngày trước khi đi ngủ.

Nếu thức ăn dắt vào chân răng không nên dùng tăm mà nên:

Súc miệng là phương pháp đơn giản, dễ làm nhất. Lưu ý nên sử dụng nước sạch hoặc nước súc miệng chuyên dụng.

Nếu không được có thể dùng bàn chải để đánh răng, ép sát bàn chải vào kẽ răng rồi cọ lên xuống liên tục.

Nếu vẫn không được, có thể dùng sợi chỉ luồn qua kẽ răng kéo lên xuống.

Trong trường hợp những phương pháp trên đều không có hiệu quả, đành phải dùng đầu mũi kim để gỡ, nhưng phải cẩn thận để không làm tổn thương các tổ chức chân răng. Khi cần thiết, phải nhờ bác sĩ giúp đỡ.