Tác dụng của nước dừa, không biết rất phí
Mặc dù nước dừa được chúng ta sử dụng hàng ngày nhưng tác dụng của nước dừa là gì thì không phải ai cũng đã biết hết. Vì vậy, đôi khi việc sử dụng nước dừa còn thật sự chưa đạt được hiệu quả cao trong đời sống.
Hôm nay chúng ta cùng khám phá xem tác dụng của nước dừa tươi là gì để có thể áp dụng tốt hơn.
Tác dụng của nước dừa với việc làm đẹp da
Tại sao nước dừa lại có thể làm đẹp da? Khoa học đã chỉ ra rằng trong nước dừa có chứa chất cytokinin, có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của tế bào da. Bên cạnh đó axit lauric có trong nước dừa cũng có thể giúp giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da đáng kể do nó có thể cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ với nhau. Ngoài ra, axit này cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da một cách tự nhiên.
Cách dùng: Rửa sạch mặt, dùng nước dừa tươi thoa lên da mỗi tối để làm ẩm da. Lưu ý, không áp dụng cách này đối với làn da mụn.
Hoặc có thể dùng nước dừa tươi để tắm, tuần vài lần giúp làn da mịn màng, tươi trẻ.
Tác dụng của nước dừa trong việc tăng cường năng lượng
Nước dừa rất dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng như kali, canxi và chloride nhưng lại chứa ít đường, cũng như ít hàm lượng natri so với các thức uống khác. Do đó, nước dừa chính là một trong những thức uống tự nhiên, bổ dưỡng, giúp giải khát, giải nhiệt và cung cấp nguồn năng lượng rất tốt cho sức khoẻ.
Cách dùng: Có thể uống nước dừa hàng ngày vào buổi sáng, trưa, hoặc sau khi luyện tập thể thao để tăng cường sức khoẻ. Lưu ý không nên uống nước dừa vào buổi tối khuya vì nó có thể gây đầy bụng, khó ngủ.
Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe tim mạch
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của nước dừa xiêm rất tốt đối với sức khoẻ của bệnh nhân tim mạch. Nguyên nhân là các bệnh nhân tim mạch và huyết áp thường có nồng độ kali trong máu thấp, trong khi nước dừa lại có hàm lượng kali cao. Do đó, các bệnh nhân tim mạch có thể bổ sung nước dừa trong chế độ ăn uống của mình để điều hoà huyết áp.
Cách dùng: Uống nước dừa tươi mỗi ngày để điều hoà huyết áp.
Tác dụng của nước dừa đối với kinh nguyệt
Trước khi đến ngày kinh nguyệt, phụ nữ thường có các triệu chứng như đau lưng, tức ngực, khó chịu trong người… uống nước dừa sẽ giúp giảm các hội chứng này. Lưu ý, tuyệt đối không nên uống lạnh tránh tử cung bị hàn gây đau bụng kinh.
Các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong nước dừa sẽ giúp tử cung được điều hòa, co bóp nhẹ nhàng hơn khiến giảm bớt các cơn đau thắt trong ngày đèn đỏ.
Tác dụng của nước dừa đối với việc giảm nguy cơ mất nước
Khoa học đã chỉ ra rằng, nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất nên có tác dụng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, khoa học cũng đã tìm thấy các huyết tương trong nước dừa có sự tương đồng như huyết tương trong máu của con người.
Cho nên dùng nước dừa để điều trị chứng mất nước cho người bệnh như khi bị sốt, dịch tả, tiêu chảy, cúm…rất hiệu quả.
Tác dụng của nước dừa đối với hệ tiêu hóa
Nước dừa chứa axit lauric, axit khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển thành monolaurin. Monolaurin có tác dụng tốt cho việc chống lại vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nước dừa già còn đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh rất có lợi cho đường ruột.
Cách dùng: Trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa để uống hàng ngày. Mỗi tuần uống 3 lần để cải thiện hệ tiêu hoá.
Tác dụng của nước dừa đối với việc giảm cân
Để giảm cân nhanh chóng, hãy tận dụng tác dụng của nước dừa. Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Bên cạnh đó, dưỡng chất trong nước dừa còn cho cảm giác no bụng, không còn thèm ăn nên rất tốt cho việc giảm cân.
Tác dụng của nước dừa đối với việc tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm axit lauric, Chloride, sắt, kali, canxi, magiê, natri, và Phospho.
Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối nên tác dụng của nước dừa non còn giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Tác dụng của nước dừa đối với việc kháng vi khuẩn, chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng kháng khuẩn, và virus hiệu quả nên có thể dùng nước dừa để chống viêm và chống oxy hóa, ngăn ngừa cảm cúm, bệnh đau bao tử, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả. Một số bất thường về đường tiết niệu, bệnh thận, triệu chứng da khô ngứa, nếp nhăn... cũng giảm nhờ nước dừa.
Tác dụng của nước dừa đối với việc chống buồn nôn
Nước dừa được đánh giá là rất tốt trong việc giảm nôn mửa. Những người bị bệnh thương hàn, sốt rét, sốt hoặc các bệnh khác mà gây ra ói mửa thì có thể uống nước dừa để ổn định dạ dày.
Tác dụng của nước dừa với bệnh dạ dày
Nước dừa có chứa kali, muối khoáng, chloride và canxi... đều là những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Nhờ tính hàn nên nước dừa có khả năng làm mát và giải nhiệt khá tốt. Đặc biệt, thành phần enzyme trong nước dừa cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên uống tối đa một quả/ngày vì nước dừa khá lạnh, uống nhiều có thể gây đầy hơi, cứng bụng.
Tác dụng của nước dừa với bà bầu
Nước dừa rất giàu dinh dưỡng, mát, lành tính, bổ sung nước rất tốt nên có tác dụng rất tốt cho thai nhi. Theo quan niệm dân gian, bà bầu thường uống nước dừa hàng tuần để giúp làm trong nước ối và giải nhiệt cơ thể.
Tác dụng của nước dừa đối với chứng đổ máu cam
Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.
Một số bài thuốc trị bệnh từ nước dừa
+ Nước dừa chữa khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống.
+ Nước dừa chữa kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả.
+ Nước dừa chữa nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.
+ Nước dừa giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.
+ Nước dừa chữa viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30g. Trộn đều uống.
+ Nước dừa chữa tẩy sán lá: Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng).
+ Nước dừa chữa canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại.
+ Nước dừa non chữa trị chứng cam (bụng ỏng, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt.
+ Nước dừa chữa hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100g, cam thảo 15g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc dân gian Kê khương đường nổi tiếng.
Hướng dẫn uống nước dừa đúng cách
Nước dừa khi lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, nên uống từ trong quả là tốt nhất.
Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa. Nhất là khi người đang có bệnh rất dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh…
Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa.
Mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Uống nhiều dễ gây đầy bụng nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.
Các tác dụng phụ khi uống nước dừa sai cách
Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ có nguy cơ làm xuất hiện các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những ai không nên uống nước dừa?
Những người có thể tạng thuộc âm như: Da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm thì không nên uống nước dừa vì dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…
Tác dụng của nước dừa rất tuyệt vời với sức khoẻ và sắc đẹp. Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng nước dừa đúng cách để tốt cho sức khỏe.
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...
Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này
Chế độ ăn hoàn hảo để giảm axit uric bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và một...
Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch
Một số loại hạt khô không chỉ là một món ăn nhẹ lành mạnh mà nó còn rất tốt để...