Tác dụng của hà thủ ô: Chỉ mỗi chữa bạc tóc là 'sai bét'
Tác dụng của hà thủ ô đã được kiểm chứng từ dân gian. Nó là loại thảo dược Đông y quý có khả năng trị bạc tóc, bổ máu, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, chữa thận suy, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, tóc bạc sớm… Ngoài ra nhiều người biết đến hà thủ ô với tác dụng kháng khuẩn, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da, tăng khả năng miễn dịch...
Ngày nay, tác dụng của hà thủ ô vẫn được phát huy trong rất nhiều các bài thuốc chữa bệnh được nhiều người tin dùng.
Chúng ta cùng tìm hiểu hà thủ ô là cây gì? Và tác dụng của hà thủ ô với tóc cụ thể ra sao trong bài viết dưới đây
Cây hà thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, thuộc họ rau răm Polygonaceae. Hà thủ ô còn có tên gọi khác là Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao).
Hà thủ ô có 2 loại: Hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ, nhưng loại hà thủ ô đỏ được sử dụng nhiều hơn vì nó có tác dụng tốt hơn.
Đặc điểm cây hà thủ ô đỏ
Loại này cũng là dạng thân leo, sống nhiều năm, có thân rễ phồng thành củ, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn. Bẹ cây chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân.
Hoa hà thủ ô đỏ mọc thành từng chùm chia làm nhiều nhánh. Hình dáng hoa nhỏ, đường kính khoảng 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, gồm 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống.
Quả cây hà thủ ô đỏ có 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.
Rễ củ hà thủ ô đỏ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ, vị chát.
Tác dụng của cây hà thủ ô như thế nào?
Tất cả các bộ phận của cây hà thủ ô đều chứa các dược tính tốt nên có thể sử dụng hết để chữa bệnh.
Tác dụng của lá hà thủ ô
Lá hà thủ ô cũng là một dược liệu quý có thể dùng ở nhiều dạng khác nhau, mang đến sự trẻ trung cho làn da, lưu thông khí huyết, trị mất ngủ, đau đầu và giúp làm đẹp da.
Lá của cây hà thủ ô còn được dùng để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Kinh nghiệm dân gian còn phổ biến bài thuốc dùng dây và lá cây hà thủ ô sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Theo y học cổ truyền lá hà thủ ô còn được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa, mụn nhọt…
Tác dụng của rễ hà thủ ô
So với các bộ phận khác của cây, rễ của hà thủ ô có công dụng vượt trội nhờ các dưỡng chất quý hiếm tập trung nhiều ở phần rễ, mang lại nhiều tác dụng hữu ích như chữa yếu sinh lý, làm đen tóc từ bên trong, lưu thông khí huyết, chống lão hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon…
Tác dụng của thân hà thủ ô
Thân hà thủ ô cũng có tác dụng chữa mất ngủ, lão hoá, điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện hệ miễn dịch.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc chữa bệnh
Tác dụng của hà thủ ô trong việc tăng cường, bồi bổ sức khỏe
Hà thủ ô chế có rất nhiều tác dụng như bổ gan, thận, dùng làm thuốc an thần, ích tinh huyết, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, chóng mặt, hoa mắt, tim hồi hộp, mất ngủ, nhức đầu, suy nhược thần kinh, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh, còi xương, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc giải nhiệt, lợi tiểu
Hà thủ ô còn chữa chứng đau mỏi chân tay, di tinh, khí huyết suy nhược, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt, lợi tiểu, chữa ỉa chảy.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc trị bệnh ngoài da
Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh lậu, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Tác dụng của hà thủ ô đối với tim mạch, khả năng miễn dịch
Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, bảo vệ gan, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc giải độc, tiêu viêm
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô dùng để thông tiểu, tiêu thũng, giải độc, táo bón ở phụ nữ sau khi sinh đẻ hoặc người già, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, mụn nhọt.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc chữa bệnh từ các bài thuốc
Tác dụng của hà thủ ô chữa bạc tóc
Tác dụng của hà thủ ô và đỗ đen trị bạc tóc đã được kiểm chứng từ xa xưa. Với các hoạt chất tự nhiên có trong hà thủ ô và đỗ đen nó có thể giúp trị chứng bạc tóc sớm, giúp tóc đen, suôn mượt và khoẻ mạnh
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ 1kg loại tươi hoặc khô đều được; đậu đen 2kg
Cách thực hiện: Ninh đậu đen để lấy khoảng 1,5 lít nước; Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần. Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê bột hà thủ ô rất tốt cho tóc và bổ máu. Dùng kiên trì từ 5-6 tháng tóc bạc sẽ đen trở lại.
Tác dụng của hà thủ ô với việc sinh đẻ
Theo Đông y, khi thận hoạt động tốt sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao việc quan hệ phòng the, thúc đẩy năng lực sinh dục và hỗ trợ cho việc thụ thai và sinh con trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ 20g, tang ký sinh, kỷ tử, ngưu tất đều 16g.
Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên đem sắc lấy nước uống mỗi ngày sẽ giúp chữa xơ cứng mạch máu người già, tăng huyết áp, nam giới chậm có con.
Tác dụng của hà thủ ô giúp kéo dài tuổi thọ
Theo dân gian, tác dụng của hà thủ ô viên mật ong giúp bổ thận, ích tinh, kéo dài tuổi thọ.
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ và trắng đã chế biến 600g mỗi loại; xích phục linh và bạch phục linh 600g mỗi vị; Ngưu tất 320g; Đương quy 320g; Câu kỷ tử 320g; Thỏ ty tử 320g; Bổ cốt chi 100g.
Cách thực hiện: Đem Hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng và bạch phục linh đem cạo vỏ tán thành bột rồi khuấy với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người phơi khô. Ngưu tất đem tẩm rượu để 1 ngày, trộn với hà thủ ô và đồ với đỗ đen vào lần thứ 7, 8, 9 rồi phơi khô. Đương quy, Câu kỷ tử tẩm rượu phơi khô. Thỏ ty tử tẩm rượu cho nứt ra rồi giã nát phơi khô. Bổ cốt chi trộn với vừng đen đem sao thơm.
Đem tất cả dược liệu giã nhỏ, trộn đều rồi thêm mật vào để làm thành viên với trọng lượng 0,5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng, tối dùng muối.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc trị huyết áp cao, mỡ máu cao
Hà thủ ô có chứa các hoạt chất tự nhiên có thể giúp điều hoà huyết áp rất tốt
Nguyên liệu: Hà thủ ô; Sa uyển tật lê; Hy thiêm thảo; Sinh địa; Hạn liên thảo; Hoài Ngưu tất; Huyền sâm; Tang ký sinh; Sinh Bạch thược; Nữ trinh tử; mỗi thứ 12g.
Cách thực hiện: Đem tất cả các dược liệu trên để sắc nước uống mỗi ngày. Duy trì một thời gian sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt, trị sốt rét
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ; hà thủ ô trắng
Cách thực hiện: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng lấy lượng bằng nhau ngâm vời nước vo gạo 3 đêm. Sau đó đem sao khô, tán nhỏ rồi luyện với mật rồi viên bằng hạt đậu xanh. Dùng uống mỗi ngày 30 viên với rượu vào lúc đói.
Tác dụng của hà thủ ô trong việc trị tổn thương thần kinh, thần kinh suy nhược
Đây là bài thuốc chữa phong thấp, đau lưng, viêm dây thần kinh hông, vận động khó khăn hiệu quả
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ; ngưu tất mỗi vị 30g; cẩu tích 16g; huyết giác 12g; thiên niên kiện 12g; bạch chỉ 6g
Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên để sắc lấy nước uống hàng ngày.
Hoặc
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ 10g; đại táo 5g; thanh bì 2g; trần bì 3g; sinh khương 3g; cam thảo 2g; nước 600ml.
Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên để sắc cho tới khi lượng nước chỉ còn khoảng 200ml. Đem chia thành 3 - 4 lần để uống trong ngày.
Tác dụng của hà thủ ô đã được kiểm chứng ở nhiều nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam từ xa xưa. Hà thủ ô không chỉ trị chứng bạc tóc sớm mà còn là bài thuốc chữa được rất nhiều chứng bệnh về thận, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh… giúp tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật rất hiệu quả.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...