Tác dụng của bơi lội với phụ nữ mang thai
Bơi lội là một môn thể thao vô cùng tuyệt vời vì nó tác động lên hầu hết các vùng trên cơ thể. Mặc dù chỉ là những động tác nhẹ nhàng nhưng bơi lội đem lại rất nhiều lợi ích cho mọi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, nguy cơ bị chấn thương khi bơi lội với phụ nữ mang thai là rất thấp.
1. Lợi ích của bơi lội với phụ nữ mang thai
Bơi lội là một trong những hình thức luyện tập an toàn nhất với phụ nữ mang thai. Nếu bạn thường xuyên đi bơi thì trong thai kỳ vẫn có thể tiếp tục mà không cần phải thay đổi nhiều. Với những người chưa bơi bao giờ, có thể bắt đầu luyện tập nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà bơi lội mang lại với phụ nữ trong thai kỳ:
– Áp lực của nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch, tăng cường lưu thông ở chân. Do đó giúp giảm tình trạng phù nề, giảm sưng mắt cá chân và bàn chân khi mang thai.
– 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường bị đau ở phần lưng, hông do đầu em bé chèn ép lên dây thần kinh. Việc bơi lội mỗi ngày sẽ giúp giảm đau thần kinh tọa, giảm các triệu chứng đau lưng, hông hiệu quả.
- Bơi lội cũng giúp giảm buồn nôn và ốm nghén ở đa số phụ nữ mang thai.
- Ngâm mình trong nước cũng có thể giúp giữ cho cơ thể mát mẻ. Đặc biệt là khi mang thai, phụ nữ thường tăng thân nhiệt và toát mồ hôi nhiều.
- Bên cạnh đó, tác dụng của bơi lội với phụ nữ mang thai còn là duy trì cơ bắp và sức chịu đựng, giúp cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời nó còn giúp đốt cháy calo, quản lý cân nặng của mẹ bầu hiệu quả.
2. Lưu ý khi bơi lội với phụ nữ mang thai
Tuy rằng bơi lội rất tốt với phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau trước khi bắt đầu tập luyện:
– Chỉ tập luyện ở các hồ bơi được khử trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Tránh bơi ở các bãi biển ô nhiễm để ngăn ngừa mắc bệnh.
– Không bơi trong nước nóng. Việc bơi trong nước nóng hơn 10 phút có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, sảy thai và mắc các bất thường ở não cũng như tủy sống. Đặc biệt là ở tuần thứ 1 đến tuần thứ 6 của thai kỳ.
– Bước đi cẩn thận để tránh trượt ngã.
– Cần giữ nhịp thở đều đặn và liên tục khi bơi để cung cấp đủ oxy cho em bé.
– Bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước.
- Không đi bơi vào lúc nắng gắt hay sáng sớm để tránh chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường gây cảm, sốt, chóng mặt...
Trường hợp không nên đi bơi:
– Mẹ bầu đang có dấu hiệu động thai, dọa sinh non hoặc từng có tiền sử sảy thai, sinh non.
- Phụ nữ mang thai mắc các bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
– Hạn chế bơi ở thời điểm những tháng đầu và giai đoạn cuối thai kỳ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập.
3. Lưu ý sau khi bơi
Bên cạnh những điều cần lưu ý trong khi bơi, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị và ghi nhớ những điều sau:
- Sau khi bơi lội, mẹ bầu cần sử dụng một đôi dép chống trơn trượt để đi sàn bể bơi và phòng thay đồ.
- Không nên mặc đồ bơi bị ướt ngồi nghỉ vì vi khuẩn dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo.
- Sau khi bơi cần bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất đi trong quá trình luyện tập.
- Không nên tắm hơi sau khi vừa bơi xong.
- Nên tắm lại bằng nước sạch sau khi bơi.
- Đi tiểu sau khi bơi giúp ngăn ngừa viêm âm đạo hiệu quả.
- Mang theo thuốc nhỏ mắt. Nhỏ mắt sau khi bơi giúp ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm ở mắt.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.