Bác sĩ Phan Văn Dũng, Khoá Gây mê Hồi sức,Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tổn thương phổi do hít sặc là biến chứng rất nguy trọng. Khi đó, người bệnh hít vào phổi và thức ăn từ dạ dày trào lên sau khi dẫn mê, trong quá trình mổ hoặc gián đoạn hồi tỉnh. Trong khi đó, dạ dày đầy là một trong những yếu tố liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc.

Vào năm 2011, Hội Gây mê Mỹ đã đưa ra hướng dẫn thực hiện việc nhịn ăn uống, trước mổ và sử dụng thuốc để giảm nguy cơ tổn thương phổi do hít sặc.

Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân nên nhịn ăn một khoảng thời gian trước khi tiến hành phẫu thuật (Ảnh minh họa)

Theo đó, nhịn ăn uống hoàn toàn trước 2 tiếng trước khi gây mê làm phẫu thuật áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

- Bệnh nhân dùng thức uống không chứa cồn như nước lọc, trà, nước đường, cà phê đen, nước ép trái cây, nước ngọt không có ga, nên dùng trước 2 tiếng. Với người lớn từ 100 - 200 ml, đối với người lớn và 2 ml/kg đối với trẻ em.

- Nhóm thức ăn nhẹ như bánh mì nướng, súp, cháo loãng nên dùng trước 6 tiếng. Các thực phẩm béo hoặc chiên xào qua dạ dày chậm hơn nên cần thời gian nhịn ăn uống 8 tiếng. Đối với trẻ nhỏ, nên nhịn uống các loại sữa tươi, sữa đặc, sữa công thức trước 6 tiếng và sữa mẹ trước 4 tiếng.

Đồng thời, bác sĩ cũng lưu ý trước ca phẫu thuật với bênh nhân như sau:

- Tẩy trang và chùi sạch sơn móng tay, móng chân

- Chải và cột gọn tóc

- Tháo kính áp tròng

- Tháo răng giả

- Tháo đồ trang sức, các loại khuyên đeo

- Mặc quần áo do bệnh viện cung cấp, không mang vớ và mặc đồ lót. Đi dày dép thoải mái, không mang giày cao gót, xăng đan hay dép xỏ ngón.

- Tiểu tiện trước khi vào phòng mổ

- Bệnh nhân nhỏ tuổi cần có bố mẹ hay người giám hộ kèm theo

- Trước khi phẫu thuật, nếu có các triệu chứng bất thường như: cảm lạnh, đau họng, ho, đau bụng cồn cào, tiêu chảy hoặc sốt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng tại khoa để kịp thời thăm khám. Bác sĩ có thể quyết định hoãn thực hiện phẫu thuật cho đến khi tình trạng người bệnh ổn định.