Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
Suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra có thể đủ tháng nhưng cân nặng khi sinh chỉ ở mức dưới 2500g (2,5kg). Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất ở trẻ em từng được ghi nhận được.
3 tháng cuối thai kỳ và 6 năm đầu đời là giai đoạn não trẻ phát triển mạnh nhất. Trong giai đoạn, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ khiến não chậm phát triển.
Không chỉ kém thông minh, rối loạn một số nhận thức mà bệnh lý này còn khiến trẻ có nguy cơ chậm phát triển cao kèm theo vấn đề suy dinh dưỡng so với các bạn cùng trang lứa.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng bào thai
Chứng suy dinh dưỡng bào thai bắt nguồn từ nhiều yếu tố nhưng nhìn chung có 4 nguyên chính sau:
1. Độ tuổi của mẹ khi mang thai
Theo nghiên cứu y học từ xưa thì thời kỳ “vàng” mà mẹ nên kết hôn và sinh con là ở dộ tuổi giai đoạn từ 25 đến 30 tuổi. Khi bước sang tuổi 30 và sau đó, cơ thể của mẹ đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Và hệ quả là sẽ không có đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai.
2. Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé nên trong thời gian mang thai các mẹ phải cố gắng giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh nóng quá hoặc lạnh quá hoặc làm việc quá sức, hạn chế những vấn đề bệnh tật thông thường.
Nhất là những căn bệnh như cúm, sốt phát ban, các bệnh nhiễm khuẩn cấp,... Đây đều là những bệnh có thể gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Các vấn đề về dinh dưỡng thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có vai trò cực kỳ quan trọng với sự phát triển của bé vì mẹ ăn gì thì bé sẽ nhận được chủ yếu từ đó. Nếu các mẹ ăn uống thức ăn chứa đầy đủ dưỡng chất, trẻ sinh ra sẽ có sự phát triển toàn diện cả thế chất lẫn trí tuệ.
Dưới đây là những vấn đề về ăn uống mà mẹ hay gặp trong thời gian mang thai và là nguyên nhân dẫn đến chứng suy dinh dưỡng bào thai:
Thiếu sắt
Mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt khi mang thai vì nếu thiếu hoặc không đủ chất dinh dưỡng quan trọng này thì quá trình dưỡng thai sẽ không hiệu quả. Lúc này trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân, chỉ số thông minh cũng sẽ thấp. Nói cách khác là trẻ đã mắc chứng suy dinh dưỡng bào thai.
Ăn quá nhiều nhưng không hiệu quả
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong những tháng thai kỳ là điều cần thiết nhưng nếu ăn nhiều nhưng nguồn thức ăn lại chứa lượng dinh dưỡng kém cộng với việc không ăn đầy đủ các loại thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến thai nhi bị thiếu chất hay thiếu đa vi chất dẫn đến chậm phát triển.
Ăn quá nhiều khi mang thai cũng dẫn tới nguy cơ thừa cân, béo phì. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi và cũng dẫn đến những biến chứng khi sinh như sinh non, sinh mổ, tiểu đường. Thậm chí nghiêm trọng hơn là khiến thai chết lưu.
Việc ăn quá nhiều cũng khiến người mẹ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, tiền sản giật hay cao huyết áp.
Ăn đêm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đêm không hề tốt cho sức khỏe của cả người bình thường lẫn phụ nữ đang mang thai. Vì ăn trễ sẽ không cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho cơ thể mẹ và thai nhi mà còn gây hại nhiều hơn cho người mẹ.
Nếu thấy đói vào buổi tối thì mẹ chỉ nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để ngủ ngon hơn. Cách làm này vô cùng có lợi cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé.
Bổ sung canxi quá sớm
Bổ sung canxi sớm không hẳn là chuyện tốt mà trong nhiều trường hợp đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Dùng quá nhiều và quá sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau, dẫn đến làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm cả sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển.
Đối với người mẹ thì việc uống quá nhiều canxi còn gây ra bệnh sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.
Bên cạnh những lưu ý trên về dinh dưỡng thì các mẹ bầu cũng cần tránh những vấn đề sau:
Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích khác trước, trong và sau thai kỳ.
Khám thai định kỳ theo đúng lịch khám của bác sĩ nhằm kiểm soát được tình hình sức khỏe của mẹ và bé, nhất là phát hiện bé bị suy dinh dưỡng bào thai sớm. Từ đó có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục triệt để tình trạng trên.
3. Nhau thai kém phát triển
Sự phát triển của nhau thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi vì bộ phận này có tác dụng kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai.
Bánh nhau nhỏ đi sẽ làm cho các sản phẩm chuyển hóa vào bào thai bị giảm, từ đó cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ qua thai nhi dẫn đến tình trạng còi cọc sau sinh.
4. Môi trường làm việc của mẹ
Môi trường làm việc của mẹ bao gồm môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường xã hội,... đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi.
Chỉ cần môi trường sống của mẹ không tốt như phải chịu áp lực về công việc hàng ngày, đầu óc luôn bị căng thẳng, không khí ô nhiễm, lao động quá nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đế nguồn thể chất cũng như nguồn năng lượng mà trẻ cần có. Từ đó giảm tính an toàn và không thể giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai
Ngày nay, khoa học và y học đã có những bước phát triển mới giúp các mẹ có thể nhận biết sớm thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không dựa vào các kỳ khám thai.
Chẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai qua những chỉ số như chiều cao tử cung, vòng bụng của bé là cách giúp bác sĩ xác định thai nhi có đang phát triển tốt hay không, có nguy cơ nào không.
Ngoài ra, qua mức độ tăng, giảm cân của các mẹ trong quá trình mang thai cũng là một chỉ số biểu hiện thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Nếu trong suốt thai kỳ mẹ bầu tăng từ 10-12kg là thai nhi phát triển bình thường về cân nặng.
Nếu ở cuối thai kỳ nhưng cân nặng của mẹ chỉ tăng 6kg thì nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng bào thai là khá cao.
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai đến sự phát triển của bé
Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không là vấn đề nhiều mẹ bầu lo lắng vì các bé bị chứng bệnh này khi sinh ra thường thấp còi, chậm phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Không những thế mà những bộ phận khác trên cơ thể trẻ như não, gan, thận đều bị ảnh hưởng, nhất là bộ não.
3 tháng cuối của thai kỳ và 3 năm đầu đời là giai đoạn mà não bộ của trẻ phát triển mạnh. Và suy dinh dưỡng bào thai là nguyên nhân chính làm cho não chậm phát triển. Trẻ sẽ chịu nhiều thiệt thòi vì không được thông minh, nhanh nhẹn như các bạn đồng trang lứa.
Nếu tình trạng suy dinh dưỡng cứ tiếp tục kéo dài và không điều trị kịp thời thì trẻ có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh từ trong bào thai như tim bẩm sinh, viêm phế quản, viêm phổi nghiêm trọng…
Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai
Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai không hề khó chữa trị vì nếu được nuôi dưỡng đúng cách và đầy đủ theo quy trình sẽ phục hồi được cân nặng. Sau đó thể chất hay trí não trẻ cũng sẽ dần phát triển bình thường.
Khi mới sinh ra, hệ tiêu hóa của bé còn chưa được hoàn thiện nên thời gian này mẹ phải hết sức quan tâm đến chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Đặc biệt là ngay sau khi bé ra đời, mẹ phải cho bé bú sớm, bế bé ủ ấm.
Đảm bảo tốt những lưu ý về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong những ngày tháng đầu đời sẽ là cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai hiệu quả.
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai
Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai qua chế độ dinh dưỡng: Kể cả với bé có sức khỏe bình thường hay bé đang mắc chứng suy dinh dưỡng bào thai thì các mẹ cũng cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Đặc biệt là hãy cho bé bú ngay sau khi ra đời, cho bé bú nhiều cữ hơn trẻ bình thường và cả ban đêm cũng cho bé bú. Mẹ cần chủ động bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho mình để làm giàu nguồn sữa, tránh bị thiếu sữa cho bé.
Về mặt tâm lý: Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai sau này sẽ gặp nhiều vấn đề, chịu thiệt thòi hơn bạn bè về thể chất và cả trí tuệ nên cần nhận được sự quan tâm, vỗ về biểu lộ tình cảm yêu thương của gia đình, nhất là bố mẹ.
Song song với quá trình điều trị thì trẻ cần được khích lệ, chuyện trò thường xuyên để ổn định và phát triển trí tuệ, sự linh hoạt.
Nếu từ 2 tuổi trở lên mà bé vẫn trong tình trạng suy dinh dưỡng thì mẹ cần đảm bảo bữa ăn hàng ngày của bé đầy đủ chất. Trẻ suy dinh dưỡng ở giai đoạn này thường biếng ăn vì vậy cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng cần thay đổi cách chế biến món ăn thường xuyên cho hợp khẩu vị sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.