Không phải bỗng dưng mà sữa mẹ lại ít dần khi sau sinh, nên bạn cần xác định được nguyên nhân do đâu gây ra để có phương pháp can thiệp phù hợp. Tránh tình trạng hiểu biết chưa đúng hoặc chưa đủ về ít sữa gây ra rối loạn tâm lý người mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con cũng như gây tác động tiêu cực đến cuộc sống trong gia đình. 

Sữa mẹ ít dần do nhiều nguyên nhân gây ra

Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết sữa mẹ ít dần phải làm sao. Từ đây có phương pháp phù hợp giúp mẹ kéo sữa về.

Vì sao mẹ ít sữa sau sinh?

Ít sữa sau sinh có thể là do tinh thần căng thẳng, stress trong quá trình mang thai. Vì vậy dẫn đến tình trạng ức chế phản xạ tiết sữa ở mẹ. Hoặc có thể là do dinh dưỡng không hợp lý, uống ít nước, ăn phải thực phẩm hay sử dụng thuốc gây ít sữa mất sữa. 

Cũng có rất nhiều trường hợp việc tiết ít sữa sau sinh có thể là do một số bệnh lý gây nên như viêm tuyến vú, tắc tia sữa, áp xe vú, rối loạn nội tiết do bệnh tuyến giáp, thiếu máu, sót rau sau sinh nhưng không được phát hiện. Ngoài ra, việc lạm dụng vú giả hoặc cho con bú liên tục, bú không đúng cách cũng dẫn đến ức chế sản xuất, tiết ít sữa. 

Các chuyên gia cho biết, những bà mẹ sinh mổ thường có tỷ lệ ít sữa nhiều hơn sinh thường. Sở dĩ như vậy là do bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật và thuốc kháng sinh để kháng viêm và làm giảm cảm giác đau đớn. Những loại thuốc này đều gây rối loạn hormone tuyến sữa và là tác nhân chính dẫn đến ít sữa sau sinh mổ. 

Sinh mổ thường dễ bị mất sữa sau sinh

Hơn nữa, sinh mổ sức khỏe của mẹ thường rất yếu và mất nhiều thời gian hồi phục hơn so với sinh thường. Cộng thêm với việc phải sau ít nhất sau 2 tiếng mẹ mới được cho bé bú, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra.

Đặc biệt, với những mẹ sinh mổ chưa đủ tháng, tuyến vú chưa phát triển toàn diện nên khả năng tiết sữa còn kém. Do đó mà rất nhiều trường hợp mẹ sinh thiếu tháng phải đi xin sữa hoặc cho con dùng sữa công thức cho con bú sau vài ngày sinh. 

Sữa mẹ ít dần phải làm sao? 

Mẹ bị ít sữa dần phải làm sao? Theo lời khuyên của các bác sĩ, các mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau đây để kích thích sản sinh, gọi sữa “tràn trề” về cho bé. 

Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Sau khi sinh mẹ nên ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, cũng như gia tăng khối lượng tiêu thụ để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: 

Protein: Chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… tốt cho sự tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể, cân bằng chất lỏng, tầm nhìn và vận chuyển các chất quan trọng cho cơ thể của trẻ. 

Chất béo: Có nhiều trong dầu, mỡ và bơ sữa… đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào. Không chỉ có vai trò dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động mà còn bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ…

Cung cấp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sau sinh

Chất đường bột: Gạo, mì, khoai… là những thực phẩm rất giàu chất đường bột, đóng vai trò thiết yếu với sức khỏe của trẻ, cung cấp năng lượng chính cho vận động, điều khiển các cơ quan vận động khác. Đặc biệt chúng còn hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, giúp hệ thần kinh của trẻ hoạt động hiệu quả.

Vitamin và khoáng chất: Rau xanh và hoa quả tươi là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sau sinh mẹ cần phải uống nhiều nước. Trung bình nên uống 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, để khiến sữa mau về. Những loại nước mẹ nên uống như là sữa dinh dưỡng, nước ép trái cây, nước canh, nước lọc… Việc đảm bảo ăn uống điều độ và khoa học sẽ giúp mẹ duy trì được lượng sữa dồi dào, giàu chất dinh dưỡng cho con bú. 

Thay đổi thói quen cho bé bú

Khi cho bé bú, mẹ hãy chú ý đến động tác mút của bé để cho con bú đúng cách. Mẹ hãy cho bé tiếp tục bú đều đặn, bé mút đầu ti để sữa chảy ra, tăng cường sản xuất sữa, giúp sữa mau về trở lại. Mỗi lần cho trẻ bú từ 20 đến 30 phút hoặc đến khi nào bé tự ngưng. Nên chọn nơi vắng người, chỉ có 2 mẹ con để trẻ tập trung bú thay vì ngó nghiêng và làm việc khác. Trẻ bú hết bầu sữa bên này thì mới chuyển sang bầu sữa bên kia. Làm như vậy sẽ  tận dụng được hết nguồn sữa béo cuối bầu, vừa kích thích tạo sữa đều hai bên. 

Cải thiện tố tâm lý

Để có đủ sữa cho con bú, bên cạnh việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì mẹ cần ổn định dần yếu tố tâm lý, không nên lo lắng khi bản thân tự nhiên dần mất sữa. Thay vào đó mẹ hãy bình tĩnh và tin tưởng vào khả năng tiết sữa cho bé. Kiên nhẫn bế con áp vào ngực cho bé mút để nhắc nhở cơ thể tiết sữa. Đồng thời massage ngực, xoa bóp quanh ngực, bầu vú và núm vú để sữa chảy ra dễ dàng. Đặc biệt, cần duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, không nên quá căng thẳng ngay cả khi lần đầu làm mẹ.

 

Uống nhiều nước sau sinh sẽ giúp sản sinh nhiều sữa cho mẹ

Để làm được điều này, mẹ cần nhận biết tình trạng ít sữa càng sớm càng tốt. Tránh để xảy ra tình trạng thấy sữa chảy ít, rồi dẫn đến mất sữa được một thời gian rồi mới nhận ra. Hậu quả là con bị nhẹ cân, quấy khóc nhiều, mẹ thì stress kinh khủng. 

Do đó, mẹ hãy thường xuyên kiểm tra lượng phân bé thải ra, đánh giá lượng nước tiểu cũng như cách bé mút và nuốt trong suốt quá trình bú mẹ. Nếu con chỉ

mút và nuốt nhanh thì có thể sữa mẹ không đủ. Còn bé mút và nuốt chậm rãi có nghĩa là sữa mẹ đủ và khá dồi dào. 

Biểu hiện dễ nhận biết nhận nhất khi sữa mẹ không đủ và đang ít dần đó là bé tăng cân chậm. Do đó, nếu mẹ thấy bé không lên cân hoặc tăng ít dưới 500g thì mẹ cần kiểm tra nguồn sữa của mình.

Nhìn chung, sau 6 tháng sau sinh sữa mẹ ít dần khá phổ biến. Đôi khi cũng có trường hợp chị em bỗng nhiên mất sữa chỉ vài tuần sau sinh. Lúc này, để gọi sữa về mẹ cần kết hợp đồng thời các yếu tố gồm ăn uống bổ dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Điều quan trọng, cho dù sữa ít dần thì mẹ vẫn phải tiếp tục cho bé bú như bình thường, như vậy mới có hi vọng gọi sữa về nhiều trở lại. Tuyệt đối các chị em không nên dừng hoặc cho bé uống sữa khác thay thế hay ăn bột sớm vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Massage ngực cũng là cách hay để gọi sữa về cho con bú

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các chị em biết được sữa mẹ ít dần phải làm sao. Từ đây xác định mình đang ở trường hợp nào, từ đó có hướng điều trị phù hợp, để cải thiện nhanh chóng lượng sữa ít cũng như chất lượng sữa kém, tránh được tình trạng phải dùng sữa công thức dẫn đến táo bón cùng rất nhiều vấn đề khác về sức khỏe.