Sử dụng giác hút hỗ trợ khi đẻ thường, mẹ đau đớn nhìn con mang sẹo cả đời
Trong thời gian chuyển dạ sinh con, nếu người mẹ quá mệt không còn sức để rặn, nhiều bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản là dùng giác hút. Thông thường, biện pháp này khá hiệu quả và ít khi có rủi ro. Vậy nhưng đối với hai vợ chồng Jessica Henderson và Darren Carr (sống tại Dundee, Scotland) vừa đón đứa con đầu lòng thì mọi chuyện lại trở thành "thảm kịch".
Quá trình sinh bé Kayden của Jessica tại bệnh viện Ninewells đã diễn ra không dễ dàng. Jessica chuyển dạ suốt 27 tiếng nên không đủ sức rặn khi bước vào ca sinh. Các nhân viên y tế đã quyết định sử dụng giác hút để hỗ trợ Kayden chui ra nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên họ không thể xử lý tình huống đúng cách và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Bé Kayden đã bị chấn thương vùng đầu và có khả năng sẽ mang sẹo suốt đời.
"Nữ hộ sinh đó đã kéo giác hút khi tôi không trong cơn co. Tôi có cảm giác như họ cố gắng lôi con ra khỏi mình khi cơ thể chưa sẵn sàng. Cô ấy kéo nó rất mạnh và máu xuất hiện khắp nơi", Jessica chia sẻ.
Cặp vợ chồng này cũng chia sẻ rằng nhân viên bệnh viện dường như không biết cách sử dụng giác hút. Trước khi dùng, họ thậm chí mới bắt đầu nghiên cứu hướng dẫn sử dụng.
Jessica còn cho biết trong những ngày hai mẹ con cô ở bệnh viện, y tá dường như cố gắng đội mũ cho Kayden để che giấu vết thương. Đến khi con về nhà gia đình mới phát hiện ra. Ngay sau đó, gia đình đã xem xét sử dụng pháp lý đối với bệnh viện.
Các nhà chức trách bệnh viện đã bày tỏ lời xin lỗi đối với cặp đôi vì sự việc đáng tiếc xảy ra. Tiến sĩ Alan Cook, giám đốc y tế của NHS Tayside, đã nói trong tuyên bố của mình: "Sau khi sự việc xảy ra, nữ hộ sinh trưởng và tôi đã gặp trực tiếp cô Henderson. Chúng tôi rất xin lỗi vì nỗi đau gia đình phải gánh chịu".
Giác hút và kẹp là những thiết bị y tế được sử dụng để hỗ trợ em bé chào đời khi sinh thường. Tuy nhiên, các bác sĩ thường chỉ sử dụng đến chúng khi thực sự cần thiết. Ví dụ như các trường hợp: tim thai có vấn đề, em bé xoay về tư thế khó khi sinh, người mẹ kiệt sức không thể rặn.
Ngoài có thể gây chấn thương đầu và mặt em bé như trong tình huống của bé Jayden ở trên, kẹp và giác hút hỗ trợ sinh cũng có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn cho người mẹ như rách âm đạo, đông máu hoặc tiểu không tự chủ. Tuy vậy, những biện pháp hỗ trợ này vẫn được coi là an toàn, phần trăm xảy ra rủi ro là rất nhỏ nếu dùng đúng cách.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.