Sốt xuất huyết tăng, học ngay bí quyết dân gian 'đặt một bát nước này ở đầu giường, cả đêm muỗi không dám bén mảng tới'
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh xảy ra phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới do vi rút Dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue) gây ra. Loại vi rút này có 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh có thể nhiễm 1 đến 4 chủng vi rút và có khả năng tạo ra miễn dịch với chủng đó suốt đời. Điều này không có nghĩa là người từng bị sốt xuất huyết có khả năng miễn dịch với 3 chủng còn lại. Vì vậy, một người có thể sẽ bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần. Vi rút Dengue lây lan qua người chủ yếu do muỗi cái thuộc giống Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột. Với một số trường hợp có thể bị chuyển biến nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời người bệnh có thể trở nặng thậm chí tử vong.
Phân loại sốt xuất huyết
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt xuất huyết được chia ra 2 nhóm: Nhóm không biến chứng và nhóm biến chứng nặng. Đây là hai nhóm phân loại đơn giản hóa của WHO để thay thế cho phân loại cũ năm 1997, định nghĩa phân loại mới được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2011.
1. Sốt xuất huyết thể nhẹ
Sốt xuất huyết thể nhẹ là khi người bệnh bị nhiễm vi rút Dengue nhưng không bị các biến chứng nặng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị như 1 bệnh sốt thường tại nhà. Tuy nhiên, khi người bệnh bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng do chăm sóc sai cách.
2. Sốt xuất huyết thể nặng
Bệnh sốt xuất huyết thể nặng do liên quan đến chảy máu hay rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Có thể hiểu rằng sốt xuất huyết thể nặng là khi tình trạng bệnh trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có 2 mức độ bệnh là sốt xuất huyết thể nhẹ và sốt xuất huyết thể nặng. Tùy vào từng mức độ sẽ có những biểu hiện khác nhau.
1. Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,…
Người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4 – 7 ngày. Nếu sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần kể từ khi sốt.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng
Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh sẽ có các triệu chứng của thể nhẹ cộng thêm các triệu chứng dưới đây.
Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da.
Chảy máu mũi hoặc ở chân răng.
Nôi ói ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng).
Nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ẩm.
Người mệt mỏi li bì, choáng.
Mách nhỏ cách hạn chế muỗi chỉ bằng một bát nước
Trước tiên bạn chuẩn bị một chiếc bát nhỏ, đổ một ít nước vào khoảng 2/3 bát là đủ. Sau đó bạn thêm vài giọt dầu gió vào bát. Dầu gió có tác dụng xua đuổi và chống ngứa.
Tiếp đến bạn đổ một ít nước vệ sinh bồn cầu vào bát. Nước vệ sinh bồn cầu cũng là một cách đuổi muỗi tại nhà vào mùa hè. Sau đó bạn khuấy đều hỗn hợp lên.
Chỉ với bát nước có chứa dầu gió và nước vệ sinh đặt cạnh giường buổi tối khi ngủ bạn sẽ có một đêm ngon giấc, không lo bị muỗi tấn công.
Ngoài ra, bạn có thể tự làm tinh dầu đuổi muỗi đơn giản với các cách sau:
Tinh dầu đuổi muỗi bằng sả
Một phương pháp phổ biến được nhiều chị em truyền tai nhau cách thực hiện để giúp căn nhà sạch bóng muỗi và thơm hơn đó là dùng tinh dầu sả và giấm.
Bạn chỉ cần ngâm sả đập dập vào hỗn hợp nước và giấm. Sau đó xay nhuyễn, lọc lấy nước và ủ trong khoảng 3 tuần là bạn đã có tinh dầu sả thơm đuổi muỗi hiệu quả rồi.
Tinh dầu đuổi muỗi từ vỏ cam
Với cách này bạn không cầ phải xay nhuyễn ép lấy nước mà chỉ cần cắt vỏ cam ra sau đó đốt nến lên. Sức nóng sẽ làm cho tinh dầu tự nhiên trong vỏ cam tỏa ra đánh đuổi bọn muỗi đáng ghét đi.
Tinh dầu đuổi muỗi bằng chanh
Tinh dầu từ các loại quả như chanh sẽ làm cho muỗi bỏ chạy. Với cách này bạn chỉ cần kết hợp với một ít hoa đinh hương sẽ mang lại hiệu quả đuổi muỗi đáng kinh ngạc.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.