Sốt khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà mẹ bầu khó có thể lường trước được. Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của mẹ liên tục biến chuyển và thay đổi bởi sự hình thành và phát triển của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất khiến mẹ rất dễ bị sốt.

Sốt khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu mắc phải - Ảnh minh họa: Internet

Vậy bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu do những nguyên nhân gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị sốt khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết bị sốt khi mang thai đó là khi đo nhiệt độ cơ thể của người mẹ có chỉ số tăng từ 38,3 độ C trở lên trong khi nhiệt độ trung bình, ổn định ở người là 36-37 độ C.

Ngoài thân nhiệt tăng có thể kèm một số dấu hiệu khác như mẹ bị đổ mồ hôi, run rẩy, nhức đầu, mất nước, mệt mỏi hoặc cảm thấy đau cơ.

Khi mang thai, cơ thể sản phụ có hệ miễn dịch yếu hơn khi bình thường, rất dễ mắc một số bệnh có nguy cơ tấn công mẹ dưới đây:

Bệnh cảm lạnh

Dấu hiệu để mẹ nhận biết mắc bệnh cảm lạnh ngoài ho ra có thể kèm sổ mũi, đau họng, ho và khó thở.

Những triệu chứng trên có xu hướng giảm dần từ 3 đến vài tuần. Nếu sau vài tuần, sản phụ vẫn thấy tình trạng cảm cúm không thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

Nếu bị sốt viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do cảm lạnh, bệnh có thể tự khỏi hoặc mẹ nên ăn các thực phẩm như tỏi, uống nước gừng nóng có thể giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Cảm lạnh có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị sốt khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh cúm

Cúm cũng là một bệnh mẹ rất dễ mắc phải trong thai kỳ, chúng có thể khiến cho mẹ bầu bị sốt kèm theo các triệu chứng như đau nhức đầu, nôn mửa. 

Hệ tiêu hóa bị vi rút xâm nhập

Ngoài 2 nguyên nhân thường gặp ở trên nếu vi rút xâm nhập vào đường tiêu hóa của mẹ cũng khiến cho sản phụ bị sốt khi mang thai và kèm triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, mất nước. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây sinh non hoặc sẩy thai. 

Viêm màng ối

Rất ít phụ nữ gặp phải tình trạng viêm màng ối, chỉ số chỉ chiếm 1-2% sản phụ có khả năng mắc phải.   Viêm màng ối là tình trạng màng ối xung quanh thai nhi bị nhiễm khuẩn.

Mặc dù ít xảy ra nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan nếu thấy sốt cao kèm các triệu chứng như chảy máu âm đạo, nhịp tim nhanh, ớn lạnh. Nếu mẹ bị viêm màng ối ở giai đoạn cuối của thai kỳ, có thể các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai ngay.

Sốt xuất huyết khi mang thai

Bệnh sốt xuất huyết khi mang thai là bệnh mà khá nhiều sản phụ mắc phải do hệ miễn dịch kém và suy yếu, đây là cơ hội cho các vi rút độc hại tấn công và bùng phát mạnh mẽ trong cơ thể mẹ.

Bệnh còn có nguy cơ lây từ người mẹ sang bào thai hoặc sau khi sinh. Khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao
  • Đau đầu dữ dội
  • Khó thở
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa 
  • Run rẩy
  • Tê nhức khắp cơ thể
  • Chảy máu chân răng
  • Ăn không ngon miệng, cơ thể mất nước
  • Xuất hiện các mẩn đỏ ở phần trên cơ thể 

Nếu mẹ bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây sẩy thai, động thai nguy hiểm.

Nếu bị sốt xuất huyết khi thai được 7 tháng hoặc 3 tháng giữa có thể gây sinh non, em bé nhẹ cân, thiếu tháng, thậm chí tử vong.

Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Do nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu (UTI) là căn bệnh có khoảng 10% sản  phụ mắc phải. Khi vi khuẩn di chuyển từ trực tràng hay từ âm đạo đến các vùng bàng quang, niệu đạo thì sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu. 

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu là mẹ sốt cao đi kèm nước tiểu đục, ớn lạnh, buốt rát khi tiểu tiện và chảy máu âm đạo.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu không được chữa trị sớm có thể gây nhiễm trùng thận và các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh truyền nhiễm siêu vi trùng parvovirus B19 (còn gọi là bệnh thứ năm)

 Đây là một căn bệnh truyền nhiễm có khoảng 5% sản phụ mắc phải. Nếu cơ thể người mẹ có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng như đau nhức các khớp tay chân, phát ban, nhức đầu, đau họng thì hãy nghi ngờ bị nhiễm siêu vi trùng parvovirus B19.

Bệnh thứ năm có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Nếu bị sốt virus khi mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai.

Nếu bị sốt khi mang thai 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối có thể sẽ bị chết lưu, sinh non, thiếu máu ở thai nhi hoặc thai nhi bị viêm thanh quản.

Bệnh truyền nhiễm Listeriosis

Listeriosis là một bệnh truyền nhiễm do mẹ bầu ăn hoặc uống các loại thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Lúc này cơ thể người mẹ sẽ có một số dấu hiệu như sốt cao, tiêu chảy, đau cơ, buồn nôn, đau đầu, co giật, cổ cứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sản phụ có thể bị sinh non, thai lưu, sảy thai cực kỳ nguy hiểm.

2. Cách điều trị sốt khi mang thai tại nhà

 Giai đoạn mới mang thai là lúc em bé mới hình thành các cơ quan của em bé vì vậy, giai đoạn này nếu mẹ tự ý dùng các loại thuốc Tây là cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho thai nhi bị dị tật:

- Ví dụ một số loại thuốc dùng để điều trị  triệu chứng cảm cúm như  Relenza, Tamiflu có thể gây ra dị tật bẩm sinh khi bé được sinh ra. 

- Thành phần Ibuprofen, Aspirin có trong thuốc hạ sốt, nếu mẹ bầu dùng thì sẽ có nguy cơ thai nhi bị chảy máu, rất nguy hiểm.

Sốt khi mang thai do bệnh cúm thì hiện nay chưa có thuốc điều trị tận gốc mà chỉ có thuốc làm giảm các triệu chứng bệnh. 

Không nên tự ý sử dụng thuốc tây khi bị sốt - Ảnh minh họa: Internet

Trong quá trình mang thai mẹ cũng nên cân nhắc kỹ các phương pháp dân gian để điều trị cảm sốt. Dưới đây là một số thảo dược, bài thuốc dân gian mẹ bầu nên sử dụng để điều trị cảm cúm tại nhà:

  • Dùng tỏi: Mẹ nên ăn vài tép tỏi sống hằng ngày mỗi khi bị cảm cúm, mẹ cũng có thể uống mật ong ngâm tỏi hoặc nướng tỏi lên cho dễ ăn. Chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên có trong tỏi sẽ nhanh chóng giúp mẹ thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Dùng lá tía tô, kinh giới để điều trị cảm cúm: Ngoài việc ăn sống như một loại rau thơm thông thường, mẹ bầu có thể nấu cháo cho lá tía tô hoặc lá kinh giới vào.
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể thực hiện cách sau: Hái một nắm lá kinh giới, lá tía tô và lá hương nhu, đem giã nát cùng với 1 lít nước đun sôi, để nguội. Vắt lấy nước uống, mẹ có thể thêm chút đường vào nước cho dễ uống. Nếu ăn được cả bã thì hiệu quả tốt hơn.
  • Xông nước lá tại nhà: Xông nước lá để điều trị cảm cúm là phương pháp được nhiều người thực hiện thành công, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao này:

Mẹ bầu hãy chuẩn bị một nồi nước đun sôi cùng các loại lá như bưởi, sả, ngải cứu, lá tre, hương nhu, cúc tần, kinh giới, tía tô,....

Khi nhiệt độ nước nguội khoảng 37 độ thì mẹ sử dụng nồi nước lá này để tắm gội hoặc trùm chăn lại để xông. Bài thuốc này không những nhanh chóng đánh bay triệu chứng cảm cúm mà còn giúp cho mẹ có tinh thần thư giãn, dễ chịu.

Mẹ nên tham khảo một số bài thuốc dân gian để hạ sốt do cảm cúm một cách an toàn - Ảnh minh họa: Internet

3. Cách phòng tránh sốt khi mang thai

Từ một số nguyên nhân gây ra tình trạng sốt khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý một số biện pháp sau nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả:

  •  Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát cho nơi ở, phòng ốc, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; không tắm muộn, giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông,... nhằm ngăn ngừa bị cảm lạnh.
  • Tiêm vắc xin ngừa cúm và một số mũi tiêm phòng bệnh trước khi mang thai
Tiêm vắc xin là một trong những cách ngăn ngừa sốt khi mang thai hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
  • Tiến hành xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai và trong khi mang thai nhằm phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc phải nhiễm trùng đường tiểu.
  • Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ăn các thực phẩm như bánh mì, cơm, táo, chuối và uống nhiều nước để phòng tránh và điều trị sự xâm nhập của vi rut vào đường tiêu hóa.
  • Không sử dụng các chế phẩm từ thịt và sữa chưa được khử trùng hoặc sản phẩm hun khói. Nên ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ để nhằm phòng tránh bệnh truyền nhiễm
  • Lật úp các loại thùng, chum vại, xô nước,... quanh nhà để ngăn ngừa muỗi sinh sôi và phát triển. Nếu mẹ bầu bị muỗi chích nhiều có thể gây ra bệnh sốt xuất huyết khi mang thai.
  • Nếu có triệu chứng sốt cao kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm, mẹ hãy vào viện hoặc gặp bác sĩ nhanh chóng để khám và được tư vấn cách điều trị hợp lý.

Trên đây là một số kiến thức về vấn đề mẹ bầu bị sốt khi mang thai, các mẹ nên nắm rõ để biết cách ngăn ngừa, nhận biết và cách điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con.