Sống cùng F0, người nhà có cần uống thuốc để phòng lây nhiễm: Bác sĩ giải thích cặn kẽ
Bác sĩ Lê Xuân Thắng - nguyên là bác sĩ khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 cho biết hiện nay có một số gia đình đang tích trữ sẵn các thuốc dự phòng trong đó có corticoid và paracetamol. Họ sử dụng thuốc khi không có triệu chứng bệnh.
Ví dụ như chị T.N.T (ở quận Hà Đông, Hà Nội). Gia đình chị T. có 4 người, trong đó chồng chị là F0 và được điều trị tại nhà. Chồng chị được cán bộ phường phát cho túi thuốc A. Vì sợ lây nhiễm nên chị cũng dùng chung gói thuốc dù không có triệu chứng gì. Sau đó, chị T. có hiện tượng đau bụng.
Chị T. đã được bác sĩ Thắng tư vấn sử dụng thuốc dạ dày để hỗ trợ và tình trạng được cải thiện.
Trong những ngày qua, khi tham gia vào nhóm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà của các bác sĩ quân y, bác sĩ Thắng đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại nhờ tư vấn tình trạng bệnh nhân bị đau bụng, nóng rát thượng vị. Sau khi hỏi thăm, bác sĩ phát hiện ra vấn đề là F0 không có triệu chứng tự dùng thuốc và chia sẻ cho F1 dùng cùng để dự phòng lây nhiễm. Theo bác sĩ, việc tự chia sẻ đơn thuốc để dùng chung như vậy cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ như dùng corticoid hay paracetamol có thể gây viêm dạ dày cấp, nặng hơn có thể chảy máu dạ dày.
Bác sĩ đưa ra lưu ý, đa phần chúng ta đã tiêm đủ vắc xin nên khi nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Những trường hợp này có thể cách ly, điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe, sử dụng thuốc điều trị triệu chứng là chủ yếu, dùng theo túi thuốc A, B, C đã khuyến cáo và cấp theo chương trình.
Do tình hình diễn biến dịch phức tạp, nhiều gia đình đã lùng mua và tích trữ các loại thuốc, đa phần là thuốc kháng virus với nhãn hiệu bên ngoài ghi chữ Nga. Theo bác sĩ, đó là một sự lãng phí không cần thiết vì nhiều khi người cần thì không có, người có thì không cần. Tất cả các liều thuốc đều cơ bản và hầu như hiệu thuốc nào cũng có nên chúng ta có thể yên tâm. Những thuốc này đều có trong các túi thuốc mà y tế cơ sở cung cấp tới tận tay các bệnh nhân điều trị tại nhà.
Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra lưu ý mọi người không nên tự ý mua các nguồn thuốc trôi nổi, không rõ ràng, không có khuyến cáo sử dụng tại Việt Nam để tự điều trị theo kiểu truyền tai, mách nhau, tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Bác sĩ Thắng nhấn mạnh, chúng ta không cần phải tích trữ thuốc, chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn của y tế. Sử dụng thuốc đúng và hợp lý khi có chỉ định, tránh lạm dụng thuốc vì có thể dẫn tới những tai biến nguy hiểm.
Theo bác sĩ, chúng ta dự phòng bằng cách thực hiện tốt 5K, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, có thể sử dụng thêm vitamin C, 3B.
Ngoài ra, các vật dụng cần thiết như khẩu trang, sát khuẩn y tế rất hữu ích trong việc phòng bệnh. Đặc biệt, cần hạn chế tụ tập, ăn uống đông người vì đó là môi trường dễ lây nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!