Giá trị dinh dưỡng của sò huyết

Sò huyết là nguồn cung cấp chất đạm và khoáng chất cần thiết đối với cơ thể. Loại hải sản này còn chứa hàm lượng omega-3 cao, tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, sò huyết còn chứa hàm lưỡng kẽm cao, tốt cho da, tóc và hệ miễn dịch. Lượng vitamin A dưới dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thụ vào cao thể, tăng cường tầm nhìn vào ban đêm.

Lưu ý khi ăn sò huyết

Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn sò huyết và ăn sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

- Đây là loại sinh vật sống trong bùn, nước nên có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, E.coli... Đây là nguyên nhẫn gây ngộ độc, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, những người cơ địa dị ứng, hệ tiêu hóa kém không nên ăn loại hải sản này.

- Sò huyết có hàm lượng retinol cao. Chất này có liên quan đến các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Do đó, phụ nữ mang thai và sai khi sinh không nên món này. 

- Trẻ nhỏ cũng không nên ăn nhiều sò huyết. Các chuyên gia cho rằng, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện, nếu ăn sò huyết chưa nấu chín kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

- Người có tiển sử dị ứng nên tránh loại hải sản này. Dị ứng sò huyết có thể gây ra tình trạng nổi mề đay, mặt đỏ bừng, phù mạch, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, tróc da chân tay...

Ăn sò huyết đúng cách

Sò huyết khi mua về cần rửa sạch lớp bùn đất bên ngoài vỏ. Cách chế biến đơn giản nhất là đặt sò lên than hồng và nướng đến khi hai mảnh vỏ tách ra. Ăn nóng cùng các loại gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm...

Ngoài ra cũng có thể chế biến sò huyết thành các món ăn khác như hấp, nấu cháo, xào chua ngọt.