Sợ hỏng “vùng kín”, mẹ bầu nằng nặc đòi sinh mổ bắt con
Ép con sinh mổ vì đủ lý do
Cách đây không lâu, trên Fanpage của hội mẹ bỉm sữa, một bà bầu đã bị “ném đá” kịch liệt vì lên mạng hỏi “Có nên ép con sinh mổ non một tháng để chọn giờ đẹp?”.
Theo các bà mẹ, việc chọn giờ đẹp sinh con theo phương pháp sinh mổ đã trở thành trào lưu phổ biến, xuất phát từ mong mỏi con sinh vào giờ đẹp sẽ được khỏe mạnh, tương lai tươi sáng, thành đạt.
Tuy nhiên, chỉ vì mê tín thái quá, bà mẹ này có ý định sinh mổ sớm, đẩy con chưa đến ngày "khai hoa nở nhụy" vào tình thế sinh non.
Chị Lê Thu Trang, một mẹ bỉm sữa tại Hà Nội cho hay bản thân chị cũng từng giấu gia đình nhà chồng đi xem giờ đẹp để sinh mổ.
“Bé đầu tiên quá khó nuôi, mọi người nói bé sinh vào “giờ phạm” nên tôi đã chọn cách này mới mong muốn con sinh ra sẽ dễ nuôi hơn. Hơn nữa cũng sợ bị rạch vùng kín nên muốn chọn sinh mổ. Tính ra con sinh non mất nửa tháng. Nhà chồng không đồng ý nên phải bí mật làm việc này và sau đó đặt lịch mổ với bác sĩ”, chị Trang bộc bạch.
Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Huy Bạo, Nguyên giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Phó trưởng khoa Sản, Bệnh viện ĐKQT Vinmec nhận thấy xu hướng sinh mổ đang ngày càng gia tăng vì nhiều lý do như mẹ bầu sợ đau sinh thường, giữ vùng kín không bị rách, chọn giờ đẹp…
“Hiện sinh mổ phổ biến tới mức dù chưa có cơn đau chuyển dạ, không thuộc ca đẻ khó nhưng nhiều mẹ đã xin mổ chủ động để đạt được ý nguyện giữ vẹn nguyên vùng kín và chọn sinh “giờ đẹp” cho con”, TS. Huy Bạo cho hay.
Sinh mổ, vì sao dễ gặp biến chứng?
Theo TS. Huy Bạo, người mẹ chọn sinh mổ cũng vì sợ hãi cơn đau đớn dữ dội khi đẻ thường.
Tuy nhiên, đau đẻ thường là cơn đau sinh lý, chấm dứt sau khi em bé chào đời. Người mẹ cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nặng. Vết may tầng sinh môn sẽ lành lại trong một vài ngày. Với em bé, do lồng ngực được ép khi đi qua ống kể, tạo hệ miễn dịch tốt.
Còn ngược lại, sinh mổ không gây đau trong lúc sinh nhưng sau đó mọi thứ không hề dễ dàng như tưởng tượng mà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe người mẹ.
“Sinh mổ buộc phải cắt đứt thành bụng một đường dài 10 – 15cm, cắt các sợi thần kinh, không phải là đau sinh lý nên đau đớn sẽ diễn ra nhiều ngày sau. Người mẹ phải dùng thuốc giảm đau, theo đường uống, đặt hậu môn ít nhất hai ngày đầu mới có thể vượt qua được đau sau sinh mổ. Điều bác sĩ và sản phụ lo nhất sau cuộc mổ là những biến chứng có thể xảy ra và làm sao kiểm soát nó. Sinh mổ không đơn giản, dễ dàng như lầm tưởng!”, Tiến sĩ Huy Bạo nhấn mạnh.
Theo đó, biến chứng sau sinh mổ hay gặp nhất là nhiễm trùng vết mổ do môi trường sinh nở không đảm bảo sạch sẽ và chảy máu. Ngoài ra, người mẹ có thể gặp biến chứng bế sản dịch dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng buồng tử cung sau sinh. Trong lần mang thai kế tiếp, thai có thể bám vào vết sẹo mổ cũ, gây chảy máu rất nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
“Sinh mổ chỉ nên áp dụng trong trường hợp sức khỏe người mẹ không đảm bảo, thai quá to, vòng đầu to, ngôi không thuận, rau tiền đạo nhằm đảm bảo cho cả mẹ lẫn con. Sinh mổ cẩn phải thật cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh lạm dụng!”, Tiến sĩ Huy Bạo khuyến cáo
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...