Sáng 13/3: Xuất hiện trở lại bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở máy
Đã 73 ngày liên tiếp, nước ta không ghi nhận ca tử vong do COVID-19
Bộ Y tế cho biết ngày 12/3 có 4 ca mắc COVID-19, giảm nhẹ so với ngày trước đó. Trong ngày chỉ có 1 bệnh nhân khỏi, ca nặng tăng lên.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.527.037 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.489 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.614.818 ca; Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 2 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 1 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca. Đây là lần thứ 2 trong vài tháng qua, xuất hiện bệnh nhân COVID-19 nặng thở máy trở lại.
Đến nay đã 73 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Ngày 27/1/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin số tử vong hàng tuần trên toàn cầu đã tăng trở lại từ tháng 12/2022. Hai tháng qua, thế giới có hơn 170.000 ca tử vong và ước tính số thực tế còn cao hơn nhiều.
WHO đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia.
Cùng với đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng virus cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.
Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Qua ba năm dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng chưa đạt như mong muốn. Số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vaccine có nguy cơ gia tăng.
Thông tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế, đến nay tổng số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm trên cả nước là 266.505.331.
Số mũi tiêm thực hiện trong ngày 12/3 là: 2.650 mũi tiêm tại 8 tỉnh, trong đó 1.557 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 1.093 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.998.657 mũi tiêm (81,5%) trong ngày có 5 tỉnh triển khai với 807 người được tiêm
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Cao Bằng (64,7%), Quảng Nam (63,6%); Phú Yên (63,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.650.544 mũi tiêm (88,1%), trong ngày có 5 tỉnh triển khai với 736 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.809.629 mũi tiêm (69,1%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.635.264 mũi tiêm:
- Mũi 1: 10.289.917 mũi tiêm (93,1%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Quảng Trị (79,3%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM (64,8%), Bà Rịa - Vũng Tàu (73,5%)
- Mũi 2: 8.345.347 mũi tiêm (75,5%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,2%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41,4%), Bà Rịa - Vũng Tàu (45,9%).
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.