Sáng 1/8: Có 3 dấu hiệu chính mắc bệnh đậu mùa khỉ; 1 tuần ghi nhận hơn 10 nghìn ca COVID-19 mới
Ca COVID-19 tăng - trong tuần có hơn 10 nghìn ca mới
Bộ Y tế cho biết ngày 31/7 có 1.477 ca COVID-19, giảm gần 200 ca so với ngày trước đó; Trong ngày có gần 7.900 ca khỏi - gấp hơn 5 lần số ca mới và tiếp tục không có trường hợp nào tử vong.
Tổng số ca COVID-19 trong tuần từ 25-31/7 là 10.062; trong đó cao nhất rơi vào ngày 29/7 với 1.803 ca COVID-19 cao nhất trong 75 ngày qua.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.779.632 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.745 ca nhiễm).
Tổng số ca COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 9.913.396 ca; Trong số bệnh nhân đang theo dõi và điều trị hiện có 50 trường hợp thở ô xy (tăng 8 trường hợp so với ngày 30/7), trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 46 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch.
Đồng thời tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tễ, xã hội.
3 triệu chứng chính mắc bệnh đậu mùa khỉ ở người
Tại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người vừa ban hành ộ Y tế cho biết đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:
Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.
Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.
Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.
Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 581,8 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.
Ngày 31/7, giới chức y tế Hàn Quốc cho biết số ca mắc mới COVID-19 tại nước này trong 24 giờ qua đã giảm xuống dưới ngưỡng 80.000 ca lần đầu tiên trong khoảng một tuần trở lại đây. Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng tăng lên mốc cao nhất trong 2 tháng, trong bối cảnh bùng phát làn sóng lây nhiễm do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hàn Quốc (KDCA) nêu rõ, với thêm 73.589 ca nhiễm mới, trong đó có 341 ca nhập cảnh, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 19.776.050 ca.
Số ca mắc mới nói trên giảm đáng kể so với mức 82.002 ca ghi nhận một ngày trước đó, chủ yếu do số lượng xét nghiệm sàng lọc COVID-19 thấp hơn vào dịp cuối tuần, song vẫn lớn hơn 65.373 ca ghi nhận một tuần trước đây khi dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại do biến thể phụ BA.5.
Tại Ấn Độ, ngày 30/7, giới chức trách cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở nước này vẫn vượt ngưỡng 20.000 ca ngày thứ 3 liên tiếp. Tính đến nay, đã có tổng cộng 43.330.442 bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ bình phục và được xuất viện.
Kể từ khi chiến dịch tiêm phòng COVID-19 được triển khai tại Ấn Độ cho tới sáng 30/7, đã có tổng cộng gần 2,04 tỷ liều vaccine được tiêm cho người dân. Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ gần đây cho biết khoảng 40 triệu người đủ điều kiện tại nước này chưa tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 nào.
Trong bối cảnh xuất hiện nhiều dòng phụ của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh, Bộ Y tế Ấn Độ đang theo dõi sát các diễn biến dịch bệnh cả trong và ngoài nước, đồng thời kêu gọi người dân đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19 tại những nơi tập trung đông người.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!