Sâm cau chữa suy nhược thần kinh
Cây sâm cau còn gọi là ngải cau, tiên mao, tiên mao sâm, cồ nốc lan... Bộ phận dùng làm thuốc của cây sâm cau là thân, rễ, thu hái quanh năm đem về gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc rồi phơi hoặc sấy khô.
Theo y học cổ truyền, sâm cau vị cay, tính ấm, hơi độc. Công dụng ôn thận tráng dương, khứ hàn trừ thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp, tâm căn suy nhược, liệt dương, ho, trĩ, hoàng đản (vàng da), tiết tả (đi lỏng), ghẻ, viêm da (dùng ngoài giã nát)...
Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, sâm cau có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục, chống lão hóa, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, trấn tĩnh, chống co giật, kháng viêm, chống huyết tắc, chống nấm, kháng ung thư và nâng cao khả năng chịu nóng của cơ thể. Ngoài ra, sâm cau còn có tác dụng cường tim và làm giãn mạch vành.
Sâm cau có thể dùng riêng ngâm rượu hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác dùng trong những trường hợp sau:
Chữa phong thấp, đau lưng, thần kinh suy nhược: sâm cau 50g thái mỏng, sao vàng, ngâm với 650ml rượu trắng, sau 7 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ chừng 25-30ml.
Hoặc dùng bài: sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 50g, rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh: sâm cau 20g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc sâm cau, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g, nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 1-2 lít rượu trắng trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần , mỗi lần 20-30ml.
Chữa sốt xuất huyết: sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g, sao đen. Tất cả thái nhỏ sắc uống ngày một thang.
Dược thiện bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: sâm cau, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa, mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g, thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái, uống nước, chia làm 2-3 lần trong ngày.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...