Rối loạn kinh nguyệt và những vấn đề bạn cần lưu ý
Kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Khi xảy ra sự rối loạn kinh nguyệt hay các triệu chứng khó chịu mỗi lần đến chu kỳ kinh, chị em cần phải chẩn đoán và điều trị sớm. Bởi rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.
Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt để từ đó có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân, bạn bè và người thân trong gia đình.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là khi xuất hiện những biểu hiện bất thường về chu kỳ, số ngày và lượng máu lúc hành kinh so với những chu kỳ bình thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh ký nào đó hay do nội tiết tố thay đổi, bị tổn thương hoặc đơn giản là thay đổi môi trường sống,...
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với phụ nữ ở bất cứ độ tuổi với các mức độ và biểu hiện khác nhau. Nếu để tình trạng kéo dài và không được điều trị hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của phụ nữ.
2. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường và bất thường
Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra theo chu kỳ do sự thay đổi của nội tiết làm máu trong buồng tử cung chảy ra ngoài âm đạo. Thông thường, kinh nguyệt xuất hiện lần đầu ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hay dài hơn từ 20-35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau, và thời gian kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh khoảng 50-150ml.
Số vòng kinh có thể thay đổi nhưng khoảng cách giữa hai chu kỳ liên tiếp nhỏ hơn 8 ngày là chu kỳ bình thường. Nhưng nếu khoảng cách này bị biến động và chênh nhau từ 8 - 20 ngày là bất thường. Trường hợp này bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám xem có gặp phải vấn đề gì hay không.
3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt
Khi gặp phải các biểu hiện bất thường của rối loạn kinh nguyệt dưới đây bạn cần đến bác sĩ khoa sản để được chẩn đoán:
Thống kinh: Là hiện tượng phổ biến nhất của rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này có thể do các tổ chức bị hoại tử khi hành kinh tạo ra mentoxin khiến tử cung co thắt và đau. Phần lớn thống kinh là do viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc,... gây ra.
Rong kinh: Là hiện tượng kinh nguyệt bất thường kéo dài hơn 7 ngày. Thường ở những năm đầu của tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh, rong kinh có thể xảy ra những không gây bất kỳ tổn thương nào. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp rong kinh, rong huyết lại là triệu chứng của các bệnh lý như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư buồng trứng,...
Vòng kinh không phóng noãn: Hiện tượng này thường không đều, có khi dài có khi ngắn, thường xảy ra ở các thời kỳ kinh đầu ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Một số trường hợp xảy ra ở độ tuổi sinh sản khiến vô sinh.
Vô kinh: Bao gồm hai trường hợp
+ Vô kinh nguyên phát: Không có kinh dù đã quá tuổi dậy thì. Hiện tượng này có thể do đường sinh dục bị dị dạng như không có tử cung,...
+ Vô kinh thứ phát: Mất kinh quá 3 tháng với những người đã có kinh trước đó. Hiện tượng này là do dính lòng tử cung hay gặp ở những phụ nữ nạo phá thai nhiều lần, hoặc bị băng huyết sau sinh nặng,...
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn có các dấu hiệu khác như lượng máu kinh ít, chu kỳ kéo dài trên 35 ngày, hay chu kỳ ngắn dưới 21 ngày,...
4. Những nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp
- Do ảnh hưởng nội tiết tố: Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố từ đó gây rối loạn kinh nguyệt.
+ Tuổi dậy thì: Sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra ở thời điểm này vì cơ thể phải trải ra sự thay đổi lớn, có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng.
+ Tiền mãn kinh: Buồng trứng suy giảm, nội tiết tố nữ thay đổi cũng là nguyên nhân làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi theo.
+ Thời kỳ mãn kinh từ 12 tháng kể từ kỳ kinh cuối. Sau thời kỳ này phụ nữ sẽ không còn các chu kỳ kinh nguyệt thông thường nữa.
+ Trong giai đoạn mang thai, kinh nguyệt chấm dứt.
- Nguyên nhân thực thể:
+ Thai nghén bất thường: Các tình trạng như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai,...
+ Tổn thương cổ tử cung, polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,...
+ U tuyến yên, bệnh tuyến giáp, tiểu đường.
+ Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
- Điều kiện sống, thói quen sinh hoạt: Khi bạn thay đổi môi trường sống, công việc hay bị áp lực, căng thẳng sẽ dẫn đến tâm trạng chán nản, buồn rầu. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hay việc giảm cân, tăng cân quá mức cũng dễ khiến bạn rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Vận động quá mức: Khi hành kinh, vận động quá mức cũng làm tăng lượng máu kinh và kéo dài ngày kinh.
- Các loại thuốc gây rối loạn kinh nguyệt: như thuốc tránh thai, cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường,...
5. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của người phụ nữ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là những ảnh hưởng do rối loạn kinh nguyệt gây ra:
- Thiếu máu: Mất máu kéo dài và quá nhiều khi hành kinh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, thiếu máu, thậm chí làm ảnh hưởng đến tính mạng.
- Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, viêm buồng trứng,...
- Dễ vô sinh: Những người bị rối loạn kinh nguyệt thường khó mang thai vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên và tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng sinh hoạt tình dục: Làm "chuyện ấy" vào những ngày hành kinh dễ gây các bệnh phụ khoa. Vì vậy rối loạn kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng.
- Ảnh hưởng nhan sắc: Rối loạn các hormone (estrogen và progesteron) khiến khí huyết lưu thông kém, da kém sắc. Ngoài ra còn khiến chị em dễ cáu gắt, căng thẳng và thiếu tự tin.
- Các bệnh lý nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,...
6. Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?
Tùy vào nguyên nhân gây ra mà xem xét khả năng có thể mang thai được hay không.
Nguyên nhân sinh lý: Là do các thay đổi về nội tiết tố, tâm lý căng thẳng, lo âu, chế độ ăn uống,...
Nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, tăng sản nội mạc, viêm cổ tử cung,...
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân sinh ký thì vẫn có thể có thai, còn do bệnh lý thì khả năng mang thai là rất khó. Tuy nhiên chu kỳ kinh dài hay ngắn cũng sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai. Vì lúc này rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh hơn. Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hợp lý.
7. Những cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý
Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc một cách khoa học. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục đều đặn và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
Giữ tâm lý thoải mái
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tự tạo niềm vui cho mình để đầu óc được thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
Sử dụng thuốc tránh thai
Không nên lạm dụng thuốc tránh thai vì chúng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Hạn chế sử dụng rượu bia
Uống rượu bia, thuốc lá quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt, làm ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của bạn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....