Bệnh liên quan đến khớp hàm, thái dương có nhiều loại một trong số đó là rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là một căn bệnh khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bị bệnh đau nhức, khó chịu. Làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ lại có phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này cũng như cách thức để phòng ngừa hiệu quả.

Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý rất dễ gặp phải - Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Để có thể thực hiện các hoạt động hằng ngày cơ thể chúng ta cần phải có các khớp cơ chuyển động. Đối với khớp động của hộp sọ thì chỉ có duy nhất khớp hàm thái dương. Khớp này bao gồm có diện khớp của xương thái dương và diện khớp của xương hàm phía dưới. Cùng với đó là bao khớp, đĩa khớp, dây chằng khớp và mô sau đĩa. Vai trò của khớp thái dương hàm đó là giúp hàm của chúng ta hoạt động để ăn, nói, nhai, nuốt…

Rối loạn khớp thái dương hàm là việc khớp thái dương hàm bị rối loạn dẫn đến các cơn đau, co thắt, các khớp nối xương hàm và xương sọ bị mất cân bằng, chức năng của khớp suy giảm ảnh hướng đến cuộc sống. Căn bệnh này hay gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Đặc biệt là ở tuổi dậy thì và mãn kinh.

Nhận biết bệnh rối loạn khớp thái dương hàm - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm dưới

Rối loạn khớp thái dương hàm sẽ xuất hiện ở cả hai bên má của người bệnh. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ nhàng và sẽ tự khỏi. Nếu bị nặng, cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, dữ dội. Biểu hiện rõ nhất là khi ăn và nhai.

Các cơn đau chủ yếu ở phía trong và xung quanh tai gây khó khăn khi đóng mở hàm, khiến cho người bệnh khó hoạt động đóng mở miệng. Trong khi nhai sẽ phát ra những tiếng kêu của khớp. Vì thế mà người bệnh sẽ phải nhai lệch hàm.

Biến chứng của bệnh này đó là khiến khớp bị giãn gây ra nguy cơ trật khớp, dính khớp. Đầu khớp dần thoái hóa khiến các khớp dính với các đầu xương, khuy hiểm nhất là thủng đĩa khớp.

Cơn đau xuất hiện là triệu chứng rõ nét nhất của bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân của rối loạn khớp thái dương hàm

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là:

  • Nguyên nhân chính vấn là do các bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp… Và theo nghiên cứu có tới 50% người bị rối loạn khớp thái dương hàm là do viêm khớp dạng thấp.
  • Một nguyên nhân nữa của căn bệnh này đó là do người bệnh bị chấn thương vùng hàm. Nó sẽ xuất hiện khi bạn bị ngã, tai nạn giao thông, va đập trong lúc chơi thể thao…
  • Trường hợp há miệng đột ngột, nhai kẹo cao su, nghiến răng trong khi ngủ khiến cho cơ hàm bị siết chặt từ đó tạo tác động rất lớn lên khớp này dẫn đến bị viêm.
  • Răng mọc lệch, chen chúc nhau hoặc người bệnh thực hiện việc nhổ các loại răng hàm, răng khôn. Các gặp vấn đề khiến sang chấn tâm lý, stress cũng là một nguyên nhân.
Thực hiện các bài tập để chữa bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Nhiều người lo lắng không biết rối loạn khớp thái dương hàm có chữa được không? Câu trả lời là có. Hầu hết các trường hợp người bị rối loạn khớp thái dương hàm hiện nay mới chỉ là cấp tính và hoàn toàn có thể điều trị được. Tùy và nguyên nhân dẫn đến bệnh mà bạn sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng các bài tập khớp hàm thái dương

Để giảm đau khớp hàm thái dương, bạn có thể luyện tập các bài tập đơn giản tại nhà hằng ngày. Bạn có thể tham khảo bài tập 6 set mỗi ngày gồm các động tác:

  • Bài tập giúp thư giãn xương quai hàm. Bạn chạm lưỡi vào phía sau răng của hàm trên sau đó thực hiện mở đóng miệng từ từ.
  • Bài tập đẩy ngăn miệng. Chạm lưỡi lên phía trên của vòm miệng. Đặt ngón trỏ vào khớp thái dương hàm. Ngón giữa đặt ở vùng cằm dưới môi. Há miệng từ từ cho đến khi thấy áp lực nhẹ.
  • Bài tập nén cằm. Hãy rụt cổ về phía sau, ưỡn ngực, gập cằm xuống phía cổ và giữ nguyên trong thời gian 10 giây.
  • Bài tập mở miệng với lực cản. Mở miệng từ từ. Để 2 ngón trỏ của bạn đối xứng nhau và chạm vào cằm dưới môi. 2 ngón trỏ dưới cằm cổ họng. Mở đóng miệng nhẹ nhàng.
  • Bài tập vận động hàm 2 bên. Đặt vật mềm dày khoảng 1cm ở giữa 2 hàm răng. Cử động hàm từ trái sang phải.

Chỉnh nha và viêm khớp thái dương

Nếu bạn bị đau khớp do lệch hàm, mất răng, khớp cắn bị sai thì cách tốt nhất là thực hiện chỉnh nha. Nó vừa có thể chữa bệnh, vừa mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao.

Chỉnh nha là 1 phương pháp chữa bệnh - Ảnh minh họa; Internet

Thay đổi các thói quen hằng ngày để phòng ngừa và hạn chế bệnh

Để phòng bệnh rối loạn khớp thái dương hàm bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình. Đó là:

  • Thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế thực phẩm dai, thực phẩm có kích thước lớn.
  • Bỏ thói quen cắn môi dưới.
  • Hạn chế vận động cơ hàm nhiều dẫn đến quá tải. Khi ngáp nên đặt tay dưới hàm.
  • Bảo vệ xương hàm, sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn lao động cũng như khi chơi thể thao.
Phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả để có được nụ cười tỏa sáng - Ảnh minh họa: Internet

Đó là những kiến thức cơ bản về rối loạn khớp thái dương hàm. Hãy dùng các biện pháp để phòng tránh bệnh hiệu quả.