Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng.... Thành phần dinh dưỡng của rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng.

Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, trồng ở mọi nơi. Vì vậy nên rau ngót thường trồng trong vườn, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi... chủ yếu là để tận dụng đất.

Rau ngót sinh trưởng nhanh và đặc biệt ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt, xương, hay tôm, hến cũng đều rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình, lại thêm tác dụng giải nhiệt mùa hè. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.

Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lượng chất đạm trong rau ngót có thể so sánh với những loại đậu xưa nay nổi tiếng giàu đạm, là loại đạm thực vật quý, hiếm có, còn vitamin C trong rau ngót thậm chí được cho là có hàm lượng cao hơn cả trong cam hay ổi. Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Vì vậy, đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách với một số người lại có thể gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một số đối tượng không nên dùng rau ngót:

Những người 'đại kỵ' với rau ngót:

Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém

Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.

Người bị thiếu canxi, còi xương

Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là trong loại rau này có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.

Phụ nữ mang thai

Trong rau ngót lại có chứa chất Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Nếu bạn tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế món này. Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, đối với những phụ nữ đang mang thai được cảnh báo là khá nguy hiểm nếu ăn quá nhiều rau ngót. Đặc biệt là với những người có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hay là thụ tinh trong ống nghiệm.

Người khó ngủ

Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên triệu chứng mất ngủ sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không đáng có.

Rau ngót ăn bao nhiêu là đủ?

Các bác sĩ khuyến cáo đối với người dân khi sử dụng rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.

Rau ngót tốt cho các bà mẹ sau sinh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều

Lưu ý: Trước khi nấu nên rửa sạch rau ngót, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút, sau đó vò sơ và cho vào nấu chín để rau được mềm hơn.