Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g rau muống có chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie,…

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,… Nếu ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.

Ngoài ra, ăn rau muống đúng cách còn có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

Tuy nhiên, rau muống cũng có những tác hại nhất định. Theo nhiều nghiên cứu, rau muống đứng đầu danh sách các loại rau dễ bị ngộ độc thực phẩm nhất. Đặc biệt là rau được canh tác ở những khu vực nước thải, nước bẩn và các loại thuốc bảo vệ thực vật nên có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.

 

Dưới đây là 4 tác hại của rau muống:

Rau muống gây sẹo lồi

Vì trong rau muống có chứa những hợp chất kích thích tế bào gây sẹo nên khi cơ thể bị vết thương ở phần mềm mà ăn nhiều rau muống sẽ khiến vết thương để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn.

Tăng triệu chứng của gout, sỏi thận

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn rau muống vì khi ăn loại rau này cơ thể sẽ sinh ra nhiều axit uric hơn khiến người bị bệnh gout cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn. Ngoài ra, ăn rau muống cũng khiến bổ sung một lượng tương đối canxi oxalat là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc các vấn đề về thận thì nên hạn chế ăn rau muống.

Tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp

Mặc dù tây y không có nghiên cứu rõ ràng về vấn đề ảnh hưởng của rau muống đối với những người bị đau nhức xương khớp, nhưng theo đông y thì rau muống sẽ khiến bệnh về xương khớp phát triển xấu hơn, tăng cảm giác đau nhức nếu ăn nhiều.

Giảm tác dụng của thuốc

Trong Đông y rau muống cũng là một vị thuốc vì vậy khi đang điều trị bằng thuốc Đông y mà ăn rau muống thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Tốt nhất là nếu đang uống thuốc Đông y thì cần hỏi kỹ bác sĩ có nên ăn rau muống không để không làm mất tác dụng của thuốc.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý không ăn rau muống trái mùa và không ăn rau muống nấu chưa chín kỹ.

Rau muống phát triển tốt nhất là vào mùa hè. Để rau muống trái mùa được đẹp, ngon mắt ở nhiều nơi người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, ăn vào không tốt.

Trong rau muống, đặc biệt là rau trồng thủy sinh có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại ký sinh trùng khác. Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.