Ra mồ hôi tay là bệnh, chữa có khó không?
Ra mồ hôi tay chân là chứng bệnh thường gặp ở cả người già, trẻ em và người trưởng thành. Hiện tượng ra mồ hôi tay chân gây cảm giác nhớp nháp, khó chịu. Tuy không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng cũng cần phải lưu ý vì nó phản ánh thể trạng, sức khoẻ của bạn đang có vấn đề.
Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng ra mồ hôi tay, chân trong bài viết này để hiểu nguyên nhân và một số cách chữa trị thông dụng.
Dấu hiệu của chứng bệnh ra mồ hôi tay, chân
Ra mồ hôi tay chân rất dễ nhận biết, vì các dấu hiệu của nó xuất hiện rất rõ ràng như:
+ Lòng bàn tay, bàn chân luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi chảy thành từng giọt.
+ Da tay, da chân nhợt nhạt
+ Gan bàn tay, bàn chân lạnh
+ Da tay, chân bong tróc, thường xuất hiện lớp tế bào chết
+ Lòng bàn tay, chân có thể có mùi hôi, khó chịu
Nguyên nhân gây ra chứng ra mồ hôi tay, chân
Ra mồ hôi tay chân là bị bệnh gì? Rất nhiều người đã thắc mắc về vấn đề này. Nếu khi vận động nhiều hay uống nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc ăn những thực phẩm cay nóng… mồ hôi tay, chân tiết ra nhiều thì đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu không vận động, không trùm kín bí bách mà vẫn đổ mồ hôi ướt thì nguyên nhân có thể là một trong các chứng sau:
Ra mồ hôi tay, chân do rối bị loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm
Nếu mồ hôi tay, chân bị đổ liên tục, mọi lúc mọi nơi thì đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm gây nên. Tình trạng này thường xảy ra ở độ thanh, thiếu niên. Ngoài đổ mồ hôi tay, mồ hôi còn có thể đổ ở nhiều vị trí khác như: vùng nách, đầu, mặt… Tình trạng tiết mồ hôi càng gia tăng khi bạn bị căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.
Ra mồ hôi tay, chân do cơ thể bị thiếu hụt vitamin và các khoáng chất kẽm, vitamin D hay canxi
Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em. Khi bị thiếu hụt canxi, trẻ em thường đổ mồ hôi ở tay, chân, đầu và cả lưng… nếu ba mẹ không để ý lau khô cho trẻ, có thể dẫn đến các chứng bệnh cảm lạnh, ho, viêm phế quản…
Ở người lớn thiếu hụt Vitamin D, kẽm hay canxi cũng có thể do thói quen sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản không đủ cung cấp các loại chất trên nên xuất hiện chứng ra mồ hôi tay, chân.
Ra mồ hôi tay, chân do bệnh cường giáp
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều năng lượng, sẽ tạo ra nhiều nhiệt. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra cơ chế thoát nhiệt bằng cách đổ mồ hôi nhiều hơn.
Ra mồ hôi tay, chân do cơ thể bị nhiễm độc
Các chất độc luôn hiện hữu ở trong môi trường sống của chúng ta. Nó có thể có trong thực phẩm, nước, không khí, nếu vô tình cơ thể tiếp xúc phải các chất độc này, nó sẽ tác động xấu đến cơ thể.
Khi bị nhiễm độc, thì cơ thể tiết ra một cơ chế phản ứng tự nhiên bằng cách tiết nhiều mồ hôi để đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài.
Ra mồ hôi tay, chân do bị lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản...
Tăng tiết mồ hôi thứ phát cũng có thể do cơ thể đã mắc phải các chứng bệnh như lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản... Đây đều là các chứng bệnh khá nguy hiểm, cần được điều trị sớm.
Điều trị ra mồ hôi tay chân như thế nào?
Để điều trị ra mồ hôi tay, chân bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra chứng ra mồ hôi này là do đâu. Chẳng hạn nếu do các bệnh nặng như lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản...thì phải đến bệnh viện để điều trị. Còn nếu nguyên nhân là do một số chứng không nguy hiểm thông thường thì có thể điều trị bằng cách:
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Các thực phẩm như ngũ cốc, hạt bí ngô, thịt gà, đậu phộng, cua, thịt cừu, hàu, thịt bò, cá hồi hay gan động vật... và các thực phẩm như dâu tây, nho... chứa nhiều chất silic có thể giảm thiểu tình trạng ra nhiều mồ hôi tay và mùi hôi của cơ thể.
Uống nhiều nước để làm mát cơ thể
Nếu uống đủ nước, cơ thể sẽ thoát nhiệt tốt hơn, giúp cơ thể hạ nhiệt, thải độc. Có thể bổ sung nước bằng nước khoáng hoặc các loại nước trái cây mỗi ngày để làm giảm mồ hôi.
Hạn chế thực phẩm cay nóng
Các thực phẩm hoặc gia vị như: ớt, tỏi, tiêu, hành và đồ uống chứa chất kích thích như caffeine, rượu bia, thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích, chất nóng khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn. Chính vậy hãy hạn chế các thực phẩm và đồ uống này vừa để giảm tình trạng tiết mồ hôi tay, chân, vừa tốt cho sức khoẻ.
Không nên dùng kem dưỡng chân tay
Kem dưỡng chân tay có thể khiến tình trạng mồ hôi gia tăng thay vào đó có thể dùng phần bột để khử mùi, làm khô để thay thế.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, stress
Căng thẳng, stress cũng là các nguyên nhân khiến tình trạng mồ hôi tay gia tăng. Căng thẳng, stress còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như trầm cảm và các bệnh lý về thần kinh khác.
Nên luyện tập thể thao hàng ngày
Thói quen luyện tập thể thao không chỉ rèn luyện sự dẻo dai, tăng cường sức khoẻ, giúp sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn mà còn giúp giảm tình trạng tiết mồ hôi tay, nhất là bộ môn yoga.
Nên bổ sung canxi định kỳ cho trẻ em
Đối với trẻ em, cha mẹ nên bổ sung canxi định kỳ cho bé. Thường xuyên cho bé tiếp xúc với nắng buổi sớm để cơ thể tổng hợp canxi tốt hơn.
Cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng Đông y
Mẹo chữa ra mồ hôi tay đơn giản là sử dụng các bài thuốc Đông y dưới đây:
Cách trị ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt
Cách 1:
Nguyên liệu: Thân, lá và rễ của cây lá lốt
Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên rang vàng, hạ thổ, rồi sắc lấy nước uống liền trong 7 ngày, rồi ngừng uống 4-5 ngày sau đó lại tiếp tục uống thêm 1 tuần nữa. Chứng ra mồ hôi tay sẽ thuyên giảm và hết dần.
Cách 2:
Nguyên liệu: Lá lốt; muối tinh
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá lốt tươi đem nấu thành nước rồi dùng nước đó khi còn ấm hoà thêm muối tinh để ngâm tay, chân. Sử dụng cách này hàng ngày để trị chứng ra mồ hôi tay, chân.
Cách 3:
Nguyên liệu: Lá lốt, thịt xay
Cách thực hiện: Đem lá lốt cuộn thịt xay rồi chiên thành món chả lá lốt để ăn với cơm. Cũng có thể sử dụng lá lốt chế biến thành nhiều món ăn khác để ăn hàng ngày giúp trị chứng mồ hôi tay, chân.
Cách trị ra mồ hôi tay chân bằng muối
Cách 1:
Nguyên liệu: Muối hạt; nước ấm
Cách thực hiện: Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm để ngâm ngập bàn tay và bàn chân mỗi tối. Cách này cũng giúp điều trị chứng ra mồ hôi tay hiệu quả.
Cách 2:
Nguyên liệu: Muối
Cách thực hiện: Rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chườm vào chân tay mỗi tối.
Cách trị ra mồ hôi tay bằng lá dâu tằm
Cách 1:
Nguyên liệu: Lá dâu tằm
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá dâu tằm rửa sạch rồi đem nấu lấy nước để uống hàng ngày.
Cách 2:
Nguyên liệu: Lá dâu tằm; lá lốt, hạt sen, đường kính sắc lấy nước để uống. Kiên trì uống trong một thời gian chứng ra mồ hôi tay sẽ thuyên giảm.
Cách trị ra mồ hôi tay bằng lá ngải cứu
Nguyên liệu: Lá ngải cứu
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá ngải cứu bỏ vào bát rồi đốt cho tinh dầu ngải cứu bốc lên rồi hơ tay, chân vào hơi nóng đó. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng ra mồ hôi tay chân.
Cách trị ra mồ hôi tay bằng lá chè xanh
Nguyên liệu: Lá trà xanh hoặc túi trà lọc
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá trà xanh đem nấu lấy nước, để cho nước nguội chỉ còn âm ấm rôi ngâm tay và chân vào. Hoặc có thể dùng nước trà xanh để uống hàng ngày giúp thanh lọc cơ thể, thải độc từ bên trong giúp hạn chế chứng ra mồ hôi tay.
Ra mồ hôi tay chân có nguy hiểm không? Điều này cần phải xét trên các nguyên nhân gây ra chứng này như thế nào mới trả lời được. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết rằng, chứng ra mồ hôi tay chân đều khiến chúng ra luôn cảm thấy nhớp nháp, khó chịu, tự ti khi giao tiếp.
Hơn nữa mồ hôi tiết ra nhiều còn tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh hoạt động. Do đó, bất cứ khi nào gặp phải tình trạng này, bạn hãy nhớ làm theo các lời khuyên và cách chữa trị ở trên, để ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi tay sớm.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...