Trong số các loại quả, bí đỏ là 'nhà vô địch' về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chất kẽm có trong bí đỏ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.

Từ lâu, bí đỏ được người Nhật ví như một trong những món không thể thiếu giúp kéo dài tuổi thọ. Vì, ngoài tỉ lệ chất xơ, chất sắt khá cao bí đỏ còn cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: A, C, E… và hạt của bí đỏ rất giàu các chất khác như: axít folic, kali, magiê, đồng, phốt pho, kẽm... Chúng không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng chất phong phú mà còn giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, đồng thời tăng cường các hoạt động của mắt, trí não.

5 không khi sử dụng bí đỏ cần lưu ý để tránh rước bệnh về gây nguy hại sức khỏe

- Không ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần vì trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, khi ăn nhiều chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, nên lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi dễ có màu vàng.

- Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.

- Không nên ăn bí đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí, lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Không sử dụng bí đỏ quá già: Internet

- Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.

- Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường, đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường sẽ làm bệnh ngày càng trở nặng. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.