Quy định thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2024, người lao động nên cập nhật để hưởng quyền lợi
Thủ tục giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ/BHXH năm 2021, cụ thể như sau:
Trình tự giải quyết nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
- Bước 1: Lập, nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.
Người lao động lập hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nơi cư trú (nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và tạm trú).
- Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục nhận BHXH 1 lần theo quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả.
Người lao động nhận kết quả giải quyết, gồm: Quyết định về việc hưởng BHXH 1 lần; Bản quá trình đóng BHXH; Tiền trợ cấp.
Cách thức thực hiện thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Nộp hồ sơ: Người lao động nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần bằng một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Nhận kết quả:
Người lao động nhận kết quả giải quyết thủ tục:
- Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
- Tiền trợ cấp:
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục "ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp" hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ giải quyết nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
(Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ)
Trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Hồ sơ giải quyết nhận bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:
- Bản chính Sổ BHXH.
- Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).
- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên của Hội đồng Giám định Y khoa (GĐYK) thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
- Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
- Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B-HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP ngày 29/10/2020) đối với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mã sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.
Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng bảo hiểm xã hội lần:
Hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:
- Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).
- Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% KNLĐ trở lên của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
- Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết thủ tục nhận BHXH một lần: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất
Cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) có sự khác biệt nhất định giữa các đối tượng tham gia. Cụ thể như sau:
Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Công thức tính BHXH 1 lần của người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
(Căn cứ: Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
- Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 01 năm trở lên:
Tiền BHXH 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)
- Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm:
Tiền BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH
Công thức tính BHXH 1 lần của người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
(Căn cứ: Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)
- Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 01 năm trở lên:
Tiền BHXH 1 lần = (1,5 x mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ (*)
- Đã đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm:
Tiền BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH - Số tiền Nhà nước hỗ trợ (*).
(*) Trường hợp rút BHXH 1 lần do mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
Hướng dẫn tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 01 năm trở lên được áp dụng công thức tính:
Tiền BHXH 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian BHXH từ 2014)
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH
Hệ số trượt giá được ấn định theo từng năm, do Bộ LĐ,TB&XH quyết định. Năm 2023, hệ số trượt giá được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH một lần được tính theo năm. Trường hợp thời gian đóng lẻ tháng được xác định như sau:
+ Thời gian đóng có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng thì tính là 1/2 năm, lẻ từ 07 - 11 tháng thì tính là 01 năm.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH của giai đoạn trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
Người có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 01 năm được áp dụng công thức tính:
Tiền BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH.
Trong đó:
- Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH = Tiền lương tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng.
- Tiền BHXH 1 lần tối đa = 2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 01 năm trở lên được áp dụng công thức tính:
Tiền BHXH 1 lần = (1,5 x mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ (*)
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH = (Thu nhập tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH
Hệ số trượt giá được ấn định theo từng năm, do Bộ LĐ,TB&XH quyết định. Năm 2023, hệ số trượt giá được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH 1 lần được tính theo năm. Trường hợp thời gian đóng lẻ tháng được xác định như sau:
+ Thời gian đóng có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng thì tính là ½ năm, lẻ từ 07 - 11 tháng thì tính là 01 năm.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH của giai đoạn trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
- Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2018) được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng BHXH tự nguyện:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng = 22% x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng x 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)
- (*) Trường hợp rút BHXH 1 lần do mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
Người có thời gian đóng BHXH dưới 01 năm được áp dụng công thức tính:
Tiền BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH – Số tiền Nhà nước hỗ trợ (*)
Trong đó:
- Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH = Thu nhập tháng chọn đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng.
- Tiền BHXH 1 lần tối đa = 2 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tiền bảo hiểm xã hội được trả theo hình thức nào?
Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ được trả cho người lao động theo hình thức mà người đó đã đăng ký trong Mẫu 14-HSB:
- Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.
- Nhận tiền thông qua bưu điện.
- Nhận tiền thông qua thẻ ATM.
- Nhận tiền thông qua người ủy quyền.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...