Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Tuần 1 và 2: Chuẩn bị

Theo quy ước, cách dự đoán ngày sinh sẽ được tính sau 40 tuần, tức là từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối. Mặc dù hai tuần đầu thai kỳ, thụ tinh vẫn chưa xảy ra nhưng người ta vẫn tính vào thời gian mang thai để dự tính ngày sinh chính xác.

Tuần thứ 3: Thụ thai

Bắt đầu từ tuần thứ ba của thai kỳ, trứng sau khi được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử ở vòi fallop. Nếu một trứng được thụ tinh thì chỉ có duy nhất một hợp tử, trường hợp hơn một trứng chín thụ tinh hoặc phân chia làm hai thì sẽ xuất hiện nhiều hơn một hợp tử.

Vào tuần thứ 3, trứng bắt đầu được thụ tinh và tạo thành hợp tử - Ảnh minh họa: Internet

Trong hợp tử sẽ chứa một bộ DNA được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ và bộ DNA này cũng quyết định đến giới tính, màu mắt và nhiều đặc điểm sinh học, ngoại hình khác của trẻ. Vì vậy, có thể thấy quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu đã dần rõ rệt.

Tuần thứ 4: Làm tổ

Đây là giai đoạn túi phôi bắt đầu phân chia và làm tổ ở niêm mạc tử cung, các nhóm tế bào bên trong túi phôi sẽ phát triển thành phôi thai, còn lớp bên ngoài sẽ hình thành nhau thai.

Tuần thứ 5: Nồng độ nội tiết tố tăng lên

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu ở tuần thứ 5 trở nên rõ ràng hơn với hàng loạt các biểu hiện như: nồng độ nội tiết tố HCG tăng lên nhanh chóng, chu kỳ kinh nguyệt dừng lại,... Đây cũng chính là giai đoạn nhau thai phát triển và phôi thai có sự phân chia thành 3 lớp.

Đầu tiên, ở lớp ngoại bì, các bộ phận như da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt và tai trong của con sẽ dần hình thành. Bên trong lớp trung bì sẽ hình thành tim, hệ tuần hoàn, xương, dây chằng, thận và hệ sinh dục. Cuối cùng lớp nội bì sẽ hình thành phổi và ống tiêu hóa.

Ở tuần thứ 5, thai nhi có hình dáng như một con nòng nọc và bắt đầu hình thành những bộ phận cơ bản - Ảnh minh họa: Internet

Tuần thứ 6: Ống thần kinh đóng lại

Tuần thứ 6 là thời điểm mà thai nhi bắt đầu phát triển nhanh. Lúc này tim bé chỉ mới đạt được kích cỡ bằng hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập những tiếng đầu tiên. Đồng thời, các đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng cũng bắt đầu hình thành.

Bên cạnh đó, ống thần kinh ở sau lưng thai nhi cũng bắt đầu đóng lại, từ đó não và tủy sống dần phát triển, tim và nhiều cơ quan nội tạng khác cũng hình thành.

Tuần thứ 7: Đầu thai nhi phát triển

Ở tuần thứ 7, não và mặt của thai nhi bắt đầu lớn lên, chồi cánh tay cũng có hình dạng tương tự như mái chèo. Một điều đặc biệt là khi đi siêu âm, bạn đã có thể nghe thấy nhịp tim của bé đang đập trong bụng.

Tuần thứ 8: Mũi thai nhi hình thành

Cuối tuần thứ 8, chiều dài của thai nhi đạt từ 11 đến 14mm, các ngón tay bắt đầu hình thành đồng thời chồi chi dưới cũng xuất hiện hình dạng mái chèo. Ở phần đầu, môi trên và mũi hình thành, phần thân cũng duỗi thẳng.

Vào cuối tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành mũi - Ảnh minh họa: Internet

Tuần thứ 9: Ngón chân thai nhi xuất hiện

Tuần thứ 9 được xem là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu vì đây là thời điểm mà phôi thai chính thức trở thành bào thai thực sự. Khuỷu tay của thai nhi dần xuất hiện, các ngón chân và mí mắt cũng được hình thành.

Tuần thứ 10: Khuỷu tay thai nhi gập lại

Thời điểm này thai nhi đã có thể gập khuỷu tay lại, móng dần hình thành trên ngón tay, ngón chân đồng thời tóc và lông tơ cũng bắt đầu phát triển. Lúc này mí mắt của bé sẽ khép lại cho đến tuần thứ 27.

Tuần thứ 11: Bộ phận sinh dục thai nhi phát triển

Ở tuần thứ 11 của thai kỳ, chiều dài thai nhi đã được 50mm và cân nặng là 8gram. Khuôn mặt thai nhi rộng ra, hai mắt tách xa nhau, mầm răng xuất hiện và đặc biệt bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu phát triển.

Bộ phận sinh dục ngoài của thai nhi xuất hiện ở tuần tháng 11 thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Tuần thứ 12: Thai nhi cử động tay chân

Dấu vân tay được xem là một điểm đặc biệt của bé ở tuần tuổi thứ 12 và chúng cũng là cột mốc quan trọng đối với cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu. Thời điểm này, khuôn mặt thai nhi đã rõ ràng hơn, hệ thống ruột cũng đã phát triển và bắt đầu có những cử động tay chân đầu tiên.

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt?

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ thực sự rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Do đó việc lựa chọn thực phẩm và thay đổi thói quen ăn uống trong thời điểm này là rất cần thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 3 tháng đầu thai nhi sống bằng nội tiết nên các mẹ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày sao cho tăng được từ 2 đến 2,5 kg trong thời gian này. Dưới đây là những thành phần quan trọng mà mẹ cần bổ sung để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Ba tháng đầu mang thai, việc bổ sung những thực phẩm giàu axit folic, sắt, canxi và protein là vô cùng cần thiết cho mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet

Axit folic: Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của não bộ và cột sống của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ngay khi bắt đầu có ý định mang thai, các mẹ nên tăng cường bổ sung lượng axit folic nạp vào mỗi ngày.

Trong thực đơn dinh dưỡng, mẹ bầu nên thêm vào các thực phẩm có chứa thành phần axit folic như cam, ngũ cốc, đậu lăng, súp lơ, măng tây, cua biển,...

Sắt: Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của phụ nữ 3 tháng đầu mang thai cực kỳ phổ biến. Việc này khiến lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ giảm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời thiếu sắt cũng là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn và dẫn đến hiện tượng ốm nghén.

Canxi: Tương lai muốn xương và răng của thai nhi chắc khỏe thì việc bổ sung thành phần canxi trong thực đơn mỗi bữa ăn là vô cùng cần thiết. Đồng thời, đây còn là cách giúp mẹ sau sinh giảm nguy cơ bị loãng xương.

Protein: Hầu hết trong mỗi tế bào của thai nhi đều cần protein để phát triển, vì thế thời điểm mang thai mẹ cần bổ sung nhiều hơn thành phần này để vừa duy trì năng lượng cho cơ thể vừa cung cấp dưỡng chất cho con.

Một số thực phẩm tốt cho bà bầu mang thai ba tháng đầu

Súp lơ: Có thể nói súp lơ là thực phẩm giàu cả chất sắt và axit folic nên đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh súp lơ, bạn có thể thường xuyên thay đổi khẩu vị bằng những loại rau có màu xanh khác như: xà lách, cải bẹ xanh,...

Súp lơ cùng những loại rau màu xanh khác chứa nhiều chất sắt và axit folic, rất tốt cho phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Cá hồi: Lượng vitamin D, canxi và Omega 3 dồi dào trong cá hồi hỗ trợ rất tốt cho sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi, do đó việc bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày của mẹ bầu là cần thiết.

Trong cá hồi có lượng lớn Omega 3, giúp ích cho sự phát triển não bộ của thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Thịt bò: Trong thịt bò chứa nhiều chất sắt nên tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên với những bà bầu tăng cân nhanh hoặc mắc các bệnh về tim mạch nên hạn chế loại thực phẩm này.

Thịt bò giàu sắt và protein nên phù hợp với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu - Ảnh minh họa: Internet

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó thực đơn ăn uống hằng ngày cũng là nguyên nhân quyết định đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm hai mẹ con luôn khỏe mạnh.