Hầu như tất cả các bộ phận của cây cau đều có mang dược tính riêng, nhưng phần được sử dụng và có nhiều tính năng nhất đó chính là vỏ và hạt cau.

Công dụng của quả cau

Vỏ cau có vị cay, ấm, quy vào hai kinh tỳ, vị. Theo Đông y, vỏ cau có tác dụng hành thủy, hạ thủy chữa phù nề, đầy chướng chữa cổ chướng, tiểu tiện khó, viêm thận.

Hạt cau còn điều trị các chứng bệnh như: chữa ho, đau dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, sốt rét, chữa đại tiện không thông, trị chốc đầu ở trẻ em, chảy máu chân răng, bệnh tiểu đường.

Quả cau và nhiều công dụng bất ngờ trong Đông y (Ảnh minh họa: Internet)

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ quả cau

Từ lâu bài thuốc này đã được Hội Đông y rỉ tai nhau, đây là một bài thuốc dân gian dễ thực hiện lại rẻ tiền. Vì vậy, được rất nhiều người sử dụng hoặc giới thiệu cho người thân.

Cách sử dụng bài thuốc như sau:

Cần chuẩn bị: 7 – 9 quả cau cảnh (nam dùng 7 quả, nữ dùng 9 quả theo quan niệm nam thất, nữ cửu của người xưa), 1 ấm sắc thuốc, nước sạch.

Cách tiến hành: Trái cau rửa sạch rồi bổ đôi và bỏ hạt đi. Đem cho vào ấm sắc đổ vào 1 lít nước sạch rồi đun sôi. Sau đó đun ở lửa nhỏ trong vòng 15 phút nữa thì nhấc xuống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn tầm 20 phút.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ quả cau (Ảnh minh họa: Internet)

Kiên trì sử dụng trong khoảng một tháng bệnh sẽ có những tiến triển tích cực.

Nhiều vị lương y khuyên rằng, khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng quả cau cảnh, bạn cần:

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng đường lớn, chứa nhiều tinh bột và carbohydrate, các loại thịt đỏ. Tránh xa các loại thức uống có ga, có cồn.

Việc tập thể dục mỗi ngày cũng là một liều thuốc hỗ trợ hữu hiệu giúp bạn có thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Tuy đây là một bài thuốc tốt nhưng khi sử dụng bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Vì trong loại quả này có nhiều thành phần phần có thể sẽ không phù hợp với cơ địa của một số người.