Quả bóng sút vào bụng, bé 13 tuổi suýt chết
Suýt chết vì bóng đá vào bụng
Cách đây khoảng 1 tháng, trong khi đang chơi bóng đá ở sân trường, bé trai V.Đ.H (13 tuổi), học sinh trường THCS và PTTH Lômônôxốp, Hà Nội trong khi đang đứng chơi ở sân trường thì bị quả bóng sút vào vùng bụng.
Ngay sau đó cháu khó thở, mất ý thức và được đưa vào Bệnh viện Thể thao lúc 10 giờ 12 phút cùng ngày trong tình trạng ngừng tuần hoàn (ngừng thở, ngừng tim).
Sau khoảng 35 phút được các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, tim cháu đã đập lại. Ngay lập tức, cháu đã được chuyển tới Khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khi cháu H. vào viện, bác sĩ theo dõi Glasgow 3 điểm, tụt huyết áp, nhịp tim không đều, đồng tử mắt hai bên đáp ứng kém. Bệnh nhi được bóp bóng qua ống nội khí quản và duy trì truyền adrenalin tĩnh mạch.
PGS Nguyễn Văn Chi, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, đã hội chẩn liên khoa với các bác sĩ tim mạch, bác sĩ Nhi và các chuyên gia đã thống nhất chỉ định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt (kỹ thuật làm lạnh cơ thể bảo vệ não) và các biện pháp hồi sức kỹ thuật cao để cứu bằng được cháu bé.
Cấp cứu bệnh nhân hôn mê sau ngừng tim bằng phương pháp hạ thân nhiệt là kỹ thuật đã được thực hiện trên thế giới, được Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng. Bởi nó làm tăng khả năng cứu sống và giảm di chứng tàn phế cho người bệnh.
Tại Việt Nam, Khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai là đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện thành công kỹ thuật này từ đầu tháng 5/2015 và đã đem lại cơ hội sống cho hàng trăm bệnh nhân.
Khi thực hiện kỹ thuật này với bệnh nhi H. cũng không đơn giản. Trong những ngày tiếp theo, H. liên tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng rối loạn nhịp tim. Nhiều cuộc hội chẩn toàn viện đã được thực hiện ngay tại giường bệnh.
Sang ngày điều trị thứ 5 - kết thúc kỹ thuật hạ thân nhiệt, mặc dù huyết áp vẫn còn phụ thuộc vào thuốc trợ tim nhưng bệnh nhi đã có dấu hiệu tỉnh lại. Em được cai thở máy và rút ống nội khí quản.
Cuối cùng, sau hai tuần điều trị, H. đã nói được, trí nhớ phục hồi và xuất viện về nhà.
Bóng đá vào bụng nguy hiểm thế nào?
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 30/11 tại Trung tâm TDTT Quận 1 (TP. HCM) cũng xảy ra trường hợp bệnh nhân bị tử vong do bóng đá vào. Nạn nhân là em Nguyễn Phan Quốc B., học sinh lớp 7 trường THCS Đồng Khởi. Em bị bạn đá bóng trúng vào ngực, ngã xuống sân ngất xỉu.
Sau khi sơ cứu tại chỗ, em Quốc B. được đưa đến bệnh viện nhưng đã không qua khỏi sau 1 tiếng.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), cho rằng bóng đá không tránh khỏi va chạm, hầu hết những cầu thủ khi ngã xuống họ đều tự đứng dậy và tiếp tục cuộc chơi. Nhưng một cú đập vào ngực đúng vị trí hiểm trước tim, đúng thời điểm nguy hiểm nhất, sẽ dẫn đến tử vong. Hiện tượng đó y học gọi là “chấn động tim – Commotio Cordis”.
Commotio Cordis là hiện tượng khi có một lực tác động trực tiếp vào vùng trước tim, đúng thời kì tái phân cực (khoảng 15-30ms trước đỉnh sóng T), gây nên tình trạng rung thất. Sốc điện cùng với ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo đúng kĩ thuật, đó là cách duy nhất để cứu sống nạn nhân, thời gian vàng là 3 phút, chậm trễ 1 phút là mất đi 10% cơ hội.
Theo bác sĩ Phúc, những tình huống như của em Quốc B. là rất hiếm, nhưng chúng diễn ra đột ngột và thường bệnh nhân tử vong.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....