Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh: Mẹ đã biết chưa?
Nội dung bài viết
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì hành kinh lại?
Không thể trả lời chính xác về thời gian phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại. Thời gian này ở mỗi người khá khác nhau. Tùy thuộc vào việc cho con bú sữa mẹ hay sữa ngoài, thói quen bú sữa mẹ có thường xuyên hay không đều ảnh hưởng đến kỳ nguyệt san đầu tiên sau sinh em bé.
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ có những sự thay đổi về nội tiết tố làm cho kinh nguyệt không đều và thậm chí là không có kinh nguyệt. Những thay đổi này là do prolactin tiết ra khi cho con bú ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, buồng trứng.
Phụ nữ sau khi sinh nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thường có kinh nguyệt sau 6 tháng hoặc muộn hơn, kéo dài đến 12 tháng.
Đối với phụ nữ không cho con bú hoặc bú thêm sữa ngoài thì kinh nguyệt sẽ trở lại sớm từ 3 đến 6 tuần sau sinh.
Các dấu hiệu có kinh sau sinh
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh và một số dấu hiệu có kinh trở lại sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc chuẩn bị những thứ cần thiết. Các dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện 1 tuần trước khi hành kinh
Ngực căng tức, lượng sữa thay đổi
Nếu bạn thấy ngực mình căng tức, khó chịu, đau nhẹ và lượng sữa về ít hơn bình thường thì đây là dấu hiệu sắp có kinh trở lại sau sinh, chị em nên lưu ý.
Dấu hiệu này khá giống với hiện tượng tắc tia sữa ở nhiều mẹ, vì vậy chị em cũng nên quan sát thêm các thay đổi khác của cơ thể thông qua các dấu hiệu để phân biệt chính xác 2 hiện tượng này.
Vùng kín ẩm ướt do tăng tiết dịch
Trước kỳ hành kinh, vùng kín sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn và luôn có dấu hiệu ẩm ướt do ảnh hưởng của progesterone và estrogen tăng lên.
Sự tăng tác động của 2 loại hormone này khiến dịch được tiết ra nhiều hơn, đây là dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại sau sinh mẹ nên theo dõi và chú ý.
Đau, tức bụng dưới
Hiện tượng đau bụng dưới thường là dấu hiệu báo sắp có kinh trở lại sau sinh. Những cơn đau này thường nhẹ, âm ỉ, xuất hiện trước khi kinh nguyệt tới khoảng 3 ngày. Hoặc có khi không có hiện tượng đau bụng nhưng luôn có cảm giác tức, khó chịu ở phần bụng dưới.
Mặt nổi mụn, da sạm đi
Dấu hiệu có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết, điển hình nhất là việc mặt chị em bất ngờ nổi mụn, da sạm đi rất nhiều mặc dù trong thời gian ở cữ, mẹ hạn chế ra nắng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, lượng androgen tăng lên, chất bã nhờn được tiết ra nhiều hơn, mụn dễ mọc và da sạm đi gây mất thẩm mỹ. Các mẹ không nên quá lo lắng vì khi qua kỳ kinh nguyệt, làn da sẽ trở lại bình thường.
Nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc
Mẹ đột nhiên thấy khó chịu, cáu gắt, dễ khóc dù không có chuyện gì lớn lao và mẹ cũng không hiểu tại sao mình lại như thế thì đây chính là một dấu hiệu sắp có kinh sau sinh.
Nguyên nhân do các dây thần kinh bị tác động, khiến tâm lý của mẹ bất ổn trong thời gian này, kèm theo áp lực ở cữ khiến tâm trạng càng tồi tệ hơn.
Đau lưng, đau khớp
Nếu có những biểu hiện như đau lưng, đau cơ khớp, mỏi chân tay là dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại sau sinh. Mẹ không nên quá lo lắng vì những dấu hiệu này chỉ có trước ngày hành kinh, sau đó sẽ hoàn toàn biến mất và không gây ảnh hưởng gì nhiều.
Chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ
Trước khi có kinh nguyệt, mẹ sẽ cảm thấy người mệt mỏi, mất ngủ liên tục, đầy bụng, không có cảm giác thèm ăn uống gây tình trạng thiếu sữa, lượng sữa không đủ cho bé bú. Nhưng sau khi kinh nguyệt đến xong, mẹ sẽ thấy thèm ăn, ngủ ngon hơn.
Phụ nữ sau sinh hơn 12 tháng chưa có kinh nguyệt có phải bất ổn?
Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Việc có kinh sớm không phải là điều đáng lo ngại nhưng khi kinh nguyệt quá lâu chưa trở lại (trên 12 tháng) thì mẹ nên đi khám bác sĩ, bởi đây là trường hợp bất thường. Đa số các nguyên nhân chậm kinh này là do:
- Sốt xuất huyết sau khi sinh
- Vô kinh sau sinh
- Rối loạn nội tiết tố
- Bị dính buồng tử cung hay ống cổ tử cung sau sinh
- Người mẹ chịu áp lực quá lớn về thời gian nuôi con
Trì hoãn kinh nguyệt để tránh thai như thế nào?
Một số bà mẹ đang cho con bú thường sử dụng sự hiện tượng mất kinh khi cho con bú như là một phương pháp tránh thai tự nhiên.
Phương pháp cho con bú vô kinh có hiệu quả tránh thai tới 98% nếu bảo đảm 3 điều kiện sau: một là kinh nguyệt chưa trở lại, hai là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, ba là đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Điều đó nói lên rằng, nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi và được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong cả ngày và đêm thì kinh nguyệt sẽ khó trở lại, chị em khó có khả năng mang thai sớm trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, một số trường hợp đang cho con bú hoàn toàn, thậm chí nguyệt san chưa xuất hiện thì vẫn có thể bị rụng trứng. Do đó, vẫn có những rủi ro nhất định khi sử dụng phương pháp tránh thai sau khi sinh này.
Một số rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt sau sinh thường gặp
Kinh nguyệt sau sinh không đều
Vấn đề phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh non vừa được thông suốt thì mẹ lại có thể gặp vấn đề khác đó là: chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu kinh sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, thậm chí số ngày hành kinh của meh cũng có thể khác xa lúc trước.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Điều này là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chứa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé (mặc dù nó có thể vẫn lớn hơn bình thường một chút).
Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường, đặc biệt nếu mẹ đang cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ ổn định trong vòng một vài tháng hoặc sau khi mẹ ngừng cho con bú.
Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và mẹ không nên quá lo lắng trong trường hợp này.
Kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con của mẹ có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thai.
Nó cũng có thể đi kèm với đau bụng kinh dữ dội hơn, do lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Khi các chu kỳ tiếp theo xuất hiện, những thay đổi này sẽ có khả năng giảm.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý vì có những nguyên nhân khác khiến kinh nguyệt sau sinh ra nhiều, bao gồm:
- Polyp và u xơ dưới niêm mạc.
- Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau.
- Adenomyosis: đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone.
- Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém .
Trong trường hợp sản phụ ra nhiều máu kinh và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được trợ giúp vì có thể mẹ đang bị băng huyết.
Những lưu ý khi có kinh trở lại sau khi sinh
Sau sinh, mẹ bầu đã mất khoảng thời gian khá dài không có kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố. Vì thế khi có kinh nguyệt trở lại mẹ bầu nên lưu ý những việc sau:
- Tránh vận động nặng, không nên nằm quá lâu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, tránh ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ, uống nước có ga.
- Đi bệnh viện ngay nếu có hiện tượng rong kinh, rong huyết hoặc rối loạn kinh nguyệt lâu dài không khỏi.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng bụng dưới.
Có thể thấy, thắc mắc phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh rất được chị em quan tâm. Qua đó, chị em cũng nên hiểu rõ một số dấu hiệu khi có kinh trở lại cũng như một số rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường gặp, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn hành kinh trở lại sau khi có bé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.