Phụ Nữ Sức Khỏe

Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ chủ quan, con gánh đủ

Theo các chuyên gia nội tiết đái tháo đường thai kỳ đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt nhiều người còn chủ quan với bệnh lý này, coi đây là chuyện tất yếu của việc ăn uống nhiều lúc mang bầu.

Cả tuần ăn bánh mì sữa, đường máu chấp chới tăng cao

Chị Đỗ Thị Lý (Mỹ Đình, Hà Nội)mang thai bé thứ hai. Chị Lý kể đang mang thai ở tuần 34 nhưng gần đây chị thấy chân phù, người mệt và lúc nào cũng thèm ngọt, nhất là sữa đặc có đường.

Rút kinh nghiệm lần mang thai bé đầu tiên, chị Lý khảnh ăn nên bé nhẹ cân. Đến bé thứ hai chị chủ động ăn nhiều để con to, bé khoẻ mạnh. Lúc 32 tuần tuổi, chị Lý siêu âm con đã được 2,2 kg. Chị rất vui vì bé thai to.

Đến tuần 34 chị đi siêu âm vì thấy người mệt mỏi hơn và bác sĩ cho chị làm nghiệm pháp đường huyết. Kết quả khiến chị bất ngờ đường huyết lúc đói của chị lên tới 9,1 mmol/l. Không chỉ lúc đói, khi uống đường glucose cũng tăng lên 15 mmol/l. Bác sĩ chỉ định vào điều trị theo dõi đường huyết.

Dai thao duong thai ky
Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm không - Ảnh minh họa: Internet

Chị Lý kể từ 3 tuần nay ngày nào chị cũng chỉ ăn bánh mì chấm sữa đặc. Không hiểu vì sao, chị Lý chỉ thèm món này và ngấu nghiến ăn thật nhiều, ăn thay cơm. Chính vì thế chị đã mắc đái tháo đường thai kỳ.

Không riêng gì chị Lý, chị Vũ Thanh Hoà (Yên Phụ, Hà Nội) cũng khổ sở vì đường huyết tăng đột biến khi mang thai ở tuần 35.

Thời gian đầu, chị Hoà chủ quan nhưng khi siêu âm thai nhi phát triển nhanh, bác sĩ nghi ngờ đường huyết cao nên khuyến cáo chị Hoà đi làm đường huyết và kết quả chính xác chị Hoà bị đái tháo đường thai kỳ.

BS CKI. Trần Minh Triết - Khoa Nội Tiết – Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM cho biết nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ do nhau thai sẽ tiết ra nhiều nội tiết tố khác (như estrogen, cortisol, HPL) gây ảnh hưởng đến tác động của insulin, làm cho insulin không thể đưa glucose vào tế bào sử dụng. Hậu quả là gây tăng glucose trong máu.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, khi mà nhau thai đã to và tiết nhiều loại nội tiết tố.

Đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn không có triệu chứng mà chủ yếu phát hiện qua làm nghiệm pháp đường huyết. Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ mang thai nên làm các nghiệm pháp đo đường huyết để xác định đường huyết lúc mang thai có cao hay không.

Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào?

Theo bác sĩ Triết, đái tháo đường thai kỳ không được điều trị hay kiểm soát không tốt có thể gây tác hại cho thai.

Khi đường huyết ở mẹ tăng quá cao, glucose sẽ đi qua nhau thai và gây tình trạng dư thừa năng lượng ở thai nhi. Hậu quả là thai nhi to hơn bình thường và gây nhiều biến chứng trong lúc sinh. Biến chứng thường gặp nhất là sinh khó do kẹt vai.

Trẻ sơ sinh sau khi sinh không còn nhận lượng đường huyết dư thừa từ mẹ, do đó dễ bị hạ đường huyết sau khi sinh, hoặc một vài biến chứng khác như vàng da, suy hô hấp…

Về lâu dài, những đứa trẻ nặng cân, mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khi trưởng thành thường bị béo phì và có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2.

Theo doi duong huyet khi mang thai
Đái tháo đường thai kỳ nếu kiểm soát không tốt có thể gây hại cho thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Đối với bà mẹ, đái tháo đường thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như biến chứng lúc sinh con có thể bị tiền sản giật, cao huyết áp… Đặc biệt, các nghiên cứu chỉ ra rằng bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thì 10 năm sau có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và bị đái tháo đường tuýp 2.

Nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, các bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ dinh dưỡng sẽ đưa ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp cụ thể nhằm giúp kiểm soát tốt đường huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy dủ năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi.

Thông thường, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên ăn uống điều độ, hạn chế những chất bột đường, tăng cường rau xanh nhiều hơn để giúp kiểm soát đường huyết.

Khi phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ, các bác sĩ sản khoa và nội tiết sẽ cùng phối hợp để có hướng điều trị thích hợp, kiểm soát đường huyết tối ưu nhằm ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cho cả mẹ và con.

Bác sĩ khuyến cáo với những người mang thai ở tuổi trên 25, chỉ số BMI lớn hơn 25, có tiền sử sinh con to, gia đình có người thân bị đái tháo đường cần chủ động theo dõi và quản lý đường huyết khi mang thai để có một thai kỳ an toàn.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Tác dụng của quả bòn bon với sức khỏe bà bầu bạn khó lòng bỏ qua

Tác dụng của quả bòn bon giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến đường...

Cách làm rượu nếp than cho bà bầu sau sinh an toàn bổ dưỡng

Rượu nếp than là một thức uống bổ dưỡng giúp bà bầu sau sinh nhanh chóng hồi phục sức khỏe...

Mỗi năm gần 70 triệu phụ nữ mang thai ngoài ý muốn

Theo Tổng cục Thống kê, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là trên 24,2 triệu người....

Buồng trứng đa nang có thể có con?

Em sắp lấy chồng nhưng bị chẩn đoán là buồng trứng đa nang. Như vậy em có thể có con...

Mách chị em 7 cách xông hơi vùng kín tại nhà an toàn nhất

Xông hơi vùng kín sau sinh hay xông hơi phụ khoa là phương pháp vừa giúp tái tạo tế bào,...

Bà bầu bị tiêu chảy: Nên và không nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Bà bầu bị tiêu chảy nhẹ khi mang thai có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng kèm...

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

Sau đây là chia sẻ cách tập cho bé ngủ giường đã được nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam...

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

19 giờ trước

Cậu cả nhà Lý Hải 13 tuổi hệt 'bản sao' của bố, phủ sóng khắp TikTok vì vẻ ngoài lãng...

1 ngày 18 giờ trước

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

1 ngày 22 giờ trước

Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị

2 ngày 19 giờ trước

Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con

2 ngày 19 giờ trước

Cẩn thận dùng điều hòa sai cách khiến trẻ méo mồm, liệt mặt nguy hiểm: Bác sĩ hướng dẫn cách...

15/05/2024 17:23

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy...

15/05/2024 16:34

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

15/05/2024 05:07

10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5

14/05/2024 16:33

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình