Phụ nữ ở nhà nội trợ có thật sự thảnh thơi và sung sướng như đàn ông nghĩ?
Thiên hạ thường cho rằng những người phụ nữ ở nhà nội trợ, không phải gánh vác kinh tế rất sung sướng, thảnh thơi. Họ cho rằng những người phụ nữ ấy “ngồi mát ăn bát vàng”, mọi vất vả, cực khổ đã có chồng lo toan. Và không ít những ông chồng, những bậc cha mẹ chồng mỗi khi nhắc về vợ, về con dâu lại dùng những từ chẳng mấy hay ho như “ăn bám”, “ở nhà và chẳng làm gì cả…”.
Kỳ thực, chẳng người phụ nữ nào thích ở nhà nội trợ để mang tiếng ăn bám cả. Chẳng phải họ thích hưởng thụ, chẳng phải bản thân chẳng thể kiếm nổi một công việc để làm ra tiền. Mà đa phần phụ nữ lui về nội trợ bởi vì con cái, vì muốn đảm bảo sự nuôi dạy tốt nhất cho con, sự vun vén và chăm sóc tốt nhất cho gia đình. Nếu có một người có thể thay thế phụ nữ chăm sóc con cái, gia đình thì cô ấy sẵn sàng ra ngoài làm việc. Bởi làm nội trợ không hề dễ dàng và thảnh thơi như những ông chồng vô tâm vẫn thường nghĩ.
Có người đã nói rằng: “Hôn nhân là nơi vắt kiệt sức lao động của phụ nữ nhiều nhất”. Câu này không nói quá một chút nào cả! Bởi, phụ nữ làm việc nhà không tính bằng ngày, bằng tháng, bằng năm mà bằng cả cuộc đời. Những công việc ấy nếu tách rời thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng một khối công việc phải làm từ sáng đến tối, chưa kể chăm con, nuôi dạy con, chăm sóc bố mẹ chồng thì thật chẳng dễ dàng gì. Nếu trả tiền với giá rẻ mạt những công việc thường ngày như nấu cơm, lau nhà, rửa chén… thì hẳn người phụ nữ nào cũng sẽ trở thành tỷ phú.
Thật ra với phụ nữ, những mệt mỏi, nặng nhọc của việc ở nhà nội trợ sẽ chẳng là gì nếu như người chồng ghi nhận xứng đáng công sức của họ đã bỏ ra cho gia đình. Thế nhưng, đàn ông đa phần lại xem việc nội trợ thật bé mọn, tầm thường, cỏn con so với việc ra ngoài kiếm tiền. Nỗi khổ trầm kha của phụ nữ chính là ở điều này. Bao nhiêu sức lực, bao nhiêu cố gắng, dốc lòng vì chồng vì con lại bị coi như một kẻ ăn bám, một người chỉ làm biếng và hưởng thụ.
Đàn ông tốt đối với việc nội trợ của phụ nữ thường có 2 kiểu. Thứ 1, họ sẽ không bao giờ nói những câu đại loại như: “Em đừng đi làm, cứ ở nhà anh nuôi”, “lương của em thì được mấy đồng”. Họ hiểu rằng, người phụ nữ nào cũng cần có tự do, có công việc, có cuộc sống riêng. Họ không bắt ép người vợ phải ở nhà để hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của một người vợ.
Kiểu thứ 2, nếu vợ ở nhà nội trợ họ sẽ rất tôn trọng và thường xuyên giúp đỡ vợ việc nhà. Họ chẳng nề hà xắn tay áo lên phụ vợ tắm con, phơi đồ. Họ cũng chẳng bao giờ đặt lên bàn cân để so sánh ai làm chủ, ai gánh vác, ai đổ mồ hôi công sức nhiều hơn vì gia đình. Họ hiểu những hy sinh và vất vả mà vợ đã bỏ ra cho gia đình.
Ra ngoài kiếm tiền hay ở nhà nội trợ cũng đều quan trọng như nhau. Hôn nhân muốn hạnh phúc và bền vững thì cả vợ và chồng cần có thái độ tôn trọng, giúp đỡ, cùng gánh vác, sẻ chia. Những khó khăn của người phụ nữ sẽ chẳng là gì nếu chồng thấu hiểu. Thế nhưng, tìm được một người đàn ông tốt, biết thấu hiểu thì quả thật khó vô cùng!
Lần nào đi ngang nhà chồng cũ, anh cũng chặn xe tôi lại rồi dúi vào tay tôi một thứ...
Tôi thật sự rối bời vì hành động của chồng cũ, càng không thể hỏi thẳng anh. Giờ tôi phải làm sao đây? Tôi có nên mặc kệ tất cả mà thổ lộ để quay lại với chồng cũ, hay là cứ xem như chồng cũ chắc chỉ xem tôi là bạn bè mà tặng bánh như thế.
Thấy chiếc áo ren đỏ trên xe chồng, tôi không ghen mà đem ném thẳng nó vào người một nhân...
Đúng là chuyện chị dâu em chồng một khi đã có mâu thuẫn thì thật sự mệt mỏi, nếu tôi không khôn khéo nhìn ra thì gia đình tôi chắc đang lục đục rồi.
Gọi hai bên gia đình sang bắt gian vợ ngoại tình, khi mở cửa ra tôi và bố ‘đứng tim’...
Sau chuyện này, gia đình tôi đứng trên bờ vực đổ vỡ. Bố tôi thấy quá mất mặt nên muốn ly hôn với mẹ tôi, còn vợ tôi vì chán nản muốn ly hôn với tôi. Giờ tôi phải làm sao đây?
Vừa đến nhà sếp chơi, tôi chết sững khi thấy con trai của sếp giống con mình y đúc rồi...
Tôi cứ ngắm nhìn con trai của sếp mà trong lòng có loại cảm giác nghi ngờ kì lạ. Sao con trai của sếp lại trông giống con của tôi như đúc?