Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đầy bụng thì có nguy hiểm không?
Chứng bệnh này làm cho cơ thể bà bầu mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy bụng là do đâu và cách xử lý thế nào?
Những nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc bị đầy bụng chính là do chế độ ăn uống không hợp lý, hay thay đổi làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. Khi mang thai, mẹ bầu thường ăn thêm nhiều món lạ, ăn tăng số lượng và do đó dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
Thêm vào đó, mẹ bầu 3 tháng đầu thường rất thèm ăn, trong đó gồm những món ăn không tốt và có hại cho đường tiêu hóa như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống nhiều cà phê, nước trái cây đóng hộp, nước có gas, nạp thức ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột,… Những loại thực phẩm này là "thủ phạm" chính gây nên chứng đầy bụng.
Bị đầy bụng khi mang thai xử lý thế nào?
Uống thêm nước, nhất là nước lọc ấm.
Bận trang phục thoải mái, tránh quần áo bó sát.
Uống một số loại trà thảo mộc giảm đầy bụng như trà bạc hà, trà lá mâm xôi, phúc bồn tử.
Vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như tập yoga, đi bộ để lưu thông khí trong dạ dày.
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, táo, bột yến mạch, rau lá xanh và quả lê.
Uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) để chữa cho bà bầu bị đầy hơi chướng bụng bằng cách cho 1 muỗng cà phê hạt methi vào 1 cốc nước, đợi khoảng vài tiếng và thưởng thức.
Uống nước chanh ấm cũng là biện pháp trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai khá hiệu quả. Bạn chỉ cần vắt nước cốt 1 quả chanh và thêm một cốc nước cộng thêm nửa thìa baking soda vào, khuấy đều cho đến khi muối nở tan hoàn toàn
Một số thực phẩm cần tránh khi bị đầy bụng
Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến trướng bụng, ợ hơi.
Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này.
Đồ uống có ga như nước ngọt, nước tăng lực… dẫn đến chướng bụng và đầy hơi. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.
Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...