Phải làm gì khi phát hiện em bé suy dinh dưỡng?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ
Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải. Đây cũng là biểu hiện đầu tiên của tình trạng em bé suy dinh dưỡng. Thai nhi khi còn trong bụng đã phát triển chậm hoặc kém hơn hẳn những bào thai khỏe mạnh bình thường khác.
Nếu bé đã sinh đủ tháng mà cân nặng vẫn chỉ dưới 2,5kg thì được xem là bị suy dinh dưỡng bào thai. Những nguyên nhân chính gây ra suy dinh dưỡng bào thai bao gồm: Độ tuổi của mẹ khi mang thai ngoài 30, mẹ có sức khỏe không tốt hoặc việc bổ sung dinh dưỡng không hợp lý trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, các mẹ làm việc trong môi trường không lành mạnh hay thường xuyên bị áp lực, ô nhiễm cũng khiến cho em bé suy dinh dưỡng.
Những việc làm dưới đây của mẹ bầu trong chế độ ăn uống cũng như khẩu phần ăn hàng ngày chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai:
Bổ sung thiếu sắt
Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ sắt khi mang thai thì quá trình dưỡng thai tốt thế nào cũng không hiệu quả. Từ đó dẫn đến hệ quả là trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân.
Lúc này chỉ số thông minh của trẻ cũng thấp hơn nhiều trẻ cùng trang lứa. Nói cách khác là trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai hay còn gọi là em bé suy dinh dưỡng.
Ăn quá nhiều
Có vẻ nghịch lý nhưng việc mẹ bầu ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, bắt đầu từ giai đoạn bào thai. Nếu thai phụ ăn quá nhiều thì dẫn tới cơ thể mẹ bị thừa cân, béo phì.
Điều này ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây ra hiện tượng sinh non, sinh mổ, tiểu đường, thậm chí còn khiến thai có nguy cơ chết lưu. Ở một số trường hợp, việc ăn quá nhiều còn gây hậu quả nghiêm trọng với người mẹ như dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật.
Ăn đêm
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đêm không những không cung cấp được chút dinh dưỡng cần thiết nào cho thai nhi mà còn gây hại nhiều hơn cho người mẹ.
Tốt nhất là mẹ chỉ nên uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ 1 tiếng để có giấc ngủ ngon hơn. Điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé.
Bổ sung canxi quá sớm
Bổ sung canxi quá sớm không hẳn là luôn tốt. Mà đây còn là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu sử dụng quá nhiều và sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau.
Tình trạng này làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm cả sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển. Mẹ bầu cần tránh uống quá nhiều canxi vì khi cơ thể thu nhận quá nhiều chất này sẽ gây mắc sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.
Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng
Các bác sĩ có thể sớm phát hiện bé có bị suy dinh dưỡng bào thai hay suy dinh dưỡng trẻ em không dựa vào các thông số biểu hiện sự phát triển của cơ thể bé như vòng bụng, cân nặng, chiều dài, trong mỗi kì khám thai hoặc trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Ngoài ra, đừng bỏ qua mức độ tăng cân của mẹ trong giai đoạn mang thai. Vì điều này giúp nhận biết thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Nếu trong suốt thai kỳ, mẹ bầu tăng từ 10-12kg là dấu hiệu bình thường.
Còn đối với những mẹ đã đến cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng khoảng 6kg thì nên cẩn thận. Vì điều này chứng tỏ nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai khá cao.
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng phải làm sao?
Để chủ động khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng bào thai hay em bé suy dinh dưỡng, các bà mẹ dù đang trong quá trình mang thai hay đã sinh con xong cũng cần ưu tiên nghỉ ngơi, tránh để bị stress, giữ mức cân đến cuối thai kỳ của bà mẹ tăng lên từ 10-12 kg.
Khi trẻ ra đời mà phát hiện bị suy dinh dưỡng bào thai thì việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Đây là thời kỳ rất quan trọng, vì thế các mẹ cần hết sức cẩn thận và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia dinh dưỡng.
Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình chăm sóc em bé suy dinh dưỡng:
Thường xuyên ủ ấm cho trẻ, tốt nhất là cho trẻ nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.
Theo dõi cơ thể bé để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu hay hạ canxi máu.
Duy trì việc tắm nước sạch và thay băng rốn cho bé hàng ngày.
Sau khi mẹ sinh xong cần cho trẻ bú ngay trong nửa giờ đầu tiên để bé được hưởng nguồn sữa quý giá đầu đời.
Bên cạnh đó, bé cũng nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để trẻ có cân nặng bình thường. Nếu như bé bú kém thì có thể khắc phục bằng cách vắt sữa ra cốc và đút từng thìa.
Chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi được hơn 6 tháng tuổi để đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày có đầy đủ các vi chất thiết yếu cho quá trình phát triển.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa vào một số bữa ăn để bé phát triển, hoàn thiện dần cả chiều cao, cân nặng. Đây cũng là một cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng.
Bé cũng nên được ăn uống bổ sung thêm các vi chất quan trọng khác như canxi, vitamin D, nhưng phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những cách chăm sóc em bé suy dinh dưỡng
Chăm sóc trẻ em vốn đã là chuyện không dễ dàng, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm được những nguyên tác cơ bản là các mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Trẻ bị suy dinh dưỡng ở giai đoạn từ 0 - 2 tuổi nên được cho bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng.
Khi trẻ được 5 - 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Điều chỉnh lượng thức ăn và số bữa ăn phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ:
Trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi nên ăn 1 bữa bột loãng/ngày.
Trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi thì tăng lên từ 2 - 3 bữa cháo/ngày.
Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cần được ăn 3 - 4 bữa cháo/ngày.
Trẻ trên 1 tuổi nên ăn khoảng 4 bữa/ngày.
Ngoài các bữa ăn chính cần duy trì lượng sữa hàng ngày cho trẻ, ngoài sữa mẹ thì cần dùng thêm một số loại sữa dành cho em bé suy dinh dưỡng.
Mỗi bữa ăn của trẻ cần có sự đa dạng về các thành phần dinh dưỡng và nên đầy đủ các nhóm dầu mỡ, đạm động vật, rau củ, tinh bột.
Tùy vào số tháng mà mẹ nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, đậu.
Bổ sung thêm vitamin A cho trẻ nếu thấy cần thiết.
Bổ sung nguồn kẽm dự phòng.
Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Cho trẻ bú bằng sữa mẹ vẫn là việc làm cần thiết nhất trong các biện pháp giải quyết tình trạng em bé suy dinh dưỡng. Nhiều người luôn đặt ra vấn đề trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì nhưng lại quên mất sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho cơ thể trẻ.
Chính vì vậy cần loại bỏ quan niệm bỏ sữa mẹ, dùng sữa ngoài và đắt tiền mới tốt.
Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và vẫn tiếp tục bú đến 2 tuổi. Trên thực tế chỉ có sữa mẹ là cung cấp đầy đủ các chất và kháng thể, hệ miễn dịch cho trẻ. Trong trường hợp mẹ bị thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi của bé.
Canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác nên cho trẻ dùng thêm sữa bên ngoài vẫn rất tốt nếu hợp lý. Đối với trẻ lớn, ba mẹ cần chú ý chọn các loại sữa ngoài sao cho vừa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vừa cung cấp đủ nhiều canxi cho trẻ.
Ngoài việc lựa chọn sữa ra thì mẹ và bé cũng cần ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sắt, kẽm. Những thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm có thể kể đến như trứng, sữa, thủy sản, thịt. Đặc biệt là các loại thức ăn như thịt gà, thịt cóc, con hàu có chứa rất nhiều kẽm.
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng còi xương và chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
Chính vì vậy, chế độ ăn cho em bé suy dinh dưỡng cần ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa.
Việc cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà cũng tốt nhưng cần loại bỏ quan niệm chỉ ăn hai loại đó là sẽ chống được còi xương.
Bổ sung vitamin D từ dầu mỡ cũng là một cách hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng em bé suy dinh dưỡng. Một số mẹ cho rằng dầu mỡ không tốt cho trẻ nên không cho vào khẩu phần ăn của trẻ.
Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm vì một số dưỡng chất quan trọng như vitamin D chỉ tan trong dầu nên nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì trẻ sẽ không hấp thu được chất này dẫn đến vẫn bị còi xương.
Vì vậy, chế độ ăn đầy đủ của trẻ cần có lượng dầu mỡ nhất định, chỉ cần không dùng quá nhiều, tốt nhất là nên chọn các loại dầu làm từ thực vật.
Chế độ ăn uống không chỉ cần đủ chất mà còn phải phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, không được để trẻ đói hay bỏ bữa.
Rau xanh và hoa quả là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều rau xanh cùng quả chín giúp trẻ phát triển chiều cao. Vì trong rau quả chứa nhiều vi chất dinh dưỡng.
Những chất này lại còn phòng ngừa táo bón hiệu quả giúp cơ thể hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm và đào thải những chất không cần thiết.
70% trẻ còi xương hay em bé suy dinh dưỡng sẽ khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng kỹ lưỡng.
Chính vì vậy, việc chọn lựa cho con những món ăn thích hợp, chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp ba mẹ điều trị khỏi bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hiệu quả và nhanh chóng mà còn phòng ngừa bệnh tật cho trẻ mà còn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...