Đông trùng hạ thảo, một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng. Khi những loại nấm ký sinh này tấn công vật chủ, chúng sẽ thay thế mô của nó và nảy mầm những thân dài, mảnh mọc bên ngoài cơ thể vật chủ. Phần còn lại của côn trùng và nấm đã được thu hái bằng tay, phơi khô và sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ để điều trị mệt mỏi, ốm yếu, hoặc đông trùng hạ thảo bổ thận và ham muốn tình dục thấp. Các chất bổ sung và các sản phẩm có chứa chiết xuất từ đông trùng hạ thảo ngày càng trở nên phổ biến do được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong số hơn 400 loài đông trùng hạ thảo được tìm thấy, thì có hai loài đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu sức khỏe: Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris. Tuy nhiên, phần lớn kết quả của các nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các nghiên cứu trên động vật hoặc phòng thí nghiệm, vì vậy các chuyên gia y tế hiện không thể đưa ra kết luận về tác động của chúng đối với con người. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe tiềm năng của chúng rất hứa hẹn.

6 nhóm người không nên sử dụng đông trùng hạ thảo

1. Người đang bị sốt

Vì đông trùng hạ thảo có tính ấm nên không thể sử dụng cho những bệnh thuần ấm như sốt, có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hơn.

2. Trẻ nhỏ

Cơ thể trẻ em dưới 5 tuổi có tính nóng cao vì thế cũng không nên sử dụng.

3. Người bệnh viêm khớp dạng thấp

Nhóm người này nếu sử dụng các món đồ bổ như đông trùng hạ thảo sẽ kích thích gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cho các dấu hiệu bệnh thêm trầm trọng.

4. Người bị rối loạn đông máu, máu khó đông

Vì các hoạt chất Cordyceps trong đông trùng sẽ khiến máu thêm khó đông và chảy nhiều hơn.

5. Người chuẩn bị phẫu thuật 

Thành phần của đông trùng sẽ làm gia tăng lượng hồng cầu, khiến máu khó đông hơn, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.

6. Phụ nữ mang thai 

Ở các tháng đầu tiên cũng thuộc nhóm đối tượng hạn chế sử dụng đông trùng hạ thảo.