Những việc mẹ làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Tưởng tốt mà không tốt
Rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Nhiều mẹ có thói quen dùng nước muối sinh lý cho bé sơ sinh một hoặc nhiều lần mỗi ngày để vệ sinh mũi họng, phòng bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm đến đường thở của bé. Bởi thông thường, mũi có cơ chế tự làm sạch.
Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên giúp tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn trong khoang mũi. Nếu mất chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc mũi. Hậu quả là mũi trẻ dễ bị viêm khiến cho trẻ rát mũi, kích ứng, chảy nước mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính.
Ngoài ra, việc sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày có thể tạo cảm giác trẻ luôn bị bệnh, chưa kể đến việc rửa mũi sai tư thế có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu hoặc gây viêm tai giữa.
Các mẹ chỉ cần xịt hoặc rửa mũi khi bé bị sổ mũi nhưng trẻ đang khỏe mạnh thì không nhất thiết phải thường xuyên nhỏ mũi để phòng bệnh.
Ngoáy tai, lấy ráy tai cho bé
Khi vệ sinh cá nhân cho bé hằng ngày, các mẹ thường xuyên kiểm tra tai, ngoáy tai và lấy ráy tai cho con với mong muốn để bé cưng lúc nào cũng sạch sẽ và giúp bé dễ chịu hơn.
Trên thực tế, hành động này không hề có lợi cho bé vì ráy tai đóng vai trò như chất bôi trơn tự nhiên giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn có trong ống tai và giữ tai sạch sẽ. Khi ráy tai khô, ống tay ngoài sẽ tự làm sạch.
Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào chết liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra.
Vì vậy, mẹ không cần lấy ráy tai cho bé bởi như thế cơ chế tự làm sạch ráy tai sẽ bị gián đoạn cũng như cho bé có tâm lý khó chịu khi không được mẹ ngoáy tai. Đồng thời, động tác của mẹ không đúng cách sẽ làm tai bé bị tổn thương.
Để vệ sinh tai cho bé đúng cách, mẹ nên tránh tự ngoáy ống tai của con yêu. Trường hợp nếu trẻ có biểu hiện ngứa tai, mẹ nên dùng tay ấn vào cửa tai để con thấy thoải mái hơn. Nếu ráy tai bịt kín hay có cảm giác khó chịu, khó nghe, bạn vẫn nên đưa bé tới bác sĩ kiểm tra để có cách lấy ráy tai cho trẻ phù hợp.
Kiêng tắm cho bé khi bị ốm, sau khi tiêm phòng
Khi trẻ bị ốm, nhiều mẹ cho rằng cần tránh tắm cho trẻ. Thậm chí nhiều người cho con đi tiêm phòng xong cũng "kiêng nước kiêng gió" vài ngày. Theo các bác sĩ, việc kiêng cử này hoàn toàn không cần thiết, thậm chí không tốt.
Da không chỉ bao bọc cơ thể mà còn có chức năng bài tiết, các chất độc cũng thải một phần qua da. Vì thế, làn da luôn cần được giữ vệ sinh sạch sẽ.
Đối với bé, điều này càng quan trọng vì da trẻ còn non, sức đề kháng lại chưa hoàn chỉnh nên rất dễ viêm nhiễm. Nếu kiêng tắm, trẻ ngứa ngáy khó chịu sẽ dễ nổi mẩn, hăm, hoặc gãi gây trầy xước và viêm da.
Sự ngứa ngáy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn. Do đó, mẹ không nên kiêng tắm cho bé mà điều quan trọng là tắm cho bé đúng cách. Việc tắm đúng cách không hề tác động xấu đến sức khỏe của trẻ đang ốm, lại càng không ảnh hưởng gì đến những trẻ mới tiêm phòng.
Ủ ấm cho bé quá kỹ
Các mẹ sẽ thường lo lắng cho bé bị bệnh khi trời chuyển lạnh, nhất là trẻ sơ sinh nên thường mặc nhiều quần áo cho trẻ kết hợp với việc quấn vài lớp chăn bông bên ngoài để giữ ấm. Tuy nhiên, đây là việc làm có thể gây hại cho trẻ. Khi được ủ ấm quá kỹ, có thể trẻ sẽ bị nóng, lúc ấy sẽ sinh ra hiện tượng toát mồ hôi.
Lượng mồ hôi này sẽ khó thoát ra ngoài mà thấm vào các lớp vải ủ cho trẻ. Nếu không kịp thời phát hiện và lau khô người sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh ngược trở lại, gây cảm, sổ mũi và các bệnh vệ đường hô hấp, viêm da.
Vì vậy, các mẹ không nên nghĩ rằng phải mặc thật nhiều lớp áo để con tránh nhiễm lạnh. Điều quan trọng là mặc đúng nguyên tắc mới thực sự có tác dụng giữ ấm cho trẻ. Đồng thời, mẹ cần theo dõi nhiệt độ phòng để chọn trang phục phù hợp cho con.
Có thể thấy, những thói quen nhiều bà mẹ áp dụng trên đây hoàn toàn không tốt cho con yêu của mình. Chị em cần biết cách chăm con khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe non nớt của con.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...