Triệu chứng cao huyết áp

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây tăng huyết áp 

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 - 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường...

Ảnh minh họa: Internet

Những loại thực phẩm hỗ trợ phòng tránh huyết áp cao

Đậu đen

Nhiều người ăn đậu đen vì nghe nói đậu đen có tác dụng làm đen tóc, điều trị triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Thực tế, đậu đen có nhiều tác dụng hơn thế, chẳng hạn đậu đen giúp bổ máu, là thực phẩm nên bổ sung cho người thiếu máu. Hơn nữa, đậu đen có lợi trong việc tăng cường tuần hoàn máu, có tác dụng hỗ trợ công năng đường ruột, tăng cường quá trình trao đổi chất.

Ảnh minh họa: Internet

Trà xanh

Trà xanh có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride, là thức uống có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao và mỡ máu cao. Đồng thời, trà xanh còn chứa chất catechin là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa. Theo nghiên cứu cho thấy, chất dinh dưỡng mà con người thu nạp vào cơ thể không hoàn toàn hấp thu vào máu, nhưng nếu mỗi ngày bạn uống 3 ly trà xanh thì vấn đề này có thể giải quyết.

Gan

Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.

Ảnh minh họa: Internet

Trứng

Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.