1. Kỷ tử là gì?

Kỷ tử hay còn có tên là câu kỷ tử, củ khởi hay củ khỉ. Đây là loài một loại cây thuộc chi Lycium. Tên khoa học đầy đủ là Lycium barbarum (Lycium chinense). Cây này thường có ở vùng Đông Nam châu Âu trải rộng sang Tây Nam châu Á. Hiện nay nó thường được trồng chủ yếu ở Trung Quốc với loài được ghi nhận trong quần thể thực vật Trung Quốc.

Cây kỷ tử thường mọc thành bụi đứng, phân thành nhiều cánh với chiều cao từ 0,5 – 1,5m. Ra hoa từ tháng 6 – 9 và có quả từ tháng 7 - 10. Cây có quả hình trứng, khi chín có màu đỏ hoặc vàng đỏ.

Quả kỷ tử có màu đỏ căng mọng rất giống với cà chua bi. Ảnh minh họa: Internet

Ăn kỷ tử có tốt không là câu hỏi thường gặp của đa số mọi người. Câu trả lời là có. Đây là vị thuốc quý nên còn có tên là thiên tinh, địa tiên, khước lão… dùng để chữa được khá nhiều bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Thành phần có trong quả kỷ tử

Trong quả kỷ tử có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt như: Sắt, kẽm, chất xơ, vitamin A, C và chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, quả kỷ tử đỏ còn chứa đến 8 axit amin thiết yếu cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 120gr kỷ tử lại cung cấp 10% protein mà cơ thể cần mỗi ngày.

Trong quả kỷ tử có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, thành phần carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức. Điều này có nghĩa là nó có khả năng điều chỉnh đường huyết, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi tiêu thụ lượng lớn carbohydrate trong tương lai.

3. Tác dụng của kỷ tử

Kỷ tử đỏ có tác dụng gì là câu hỏi thường gặp của đa số những người lần đầu biết đến loại quả này. Quả của cây kỷ tử thường được dùng trong các bài thuốc Đông Y. Tuy là một loại quả nhỏ bé nhưng đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà ít ai biết đến.

Tăng cường thị lực

Trong quả kỷ tử rất giàu zeaxanthin. Đây là chất chống oxy hóa tuyệt vời cho mắt, giúp bảo vệ mắt trước sự tấn công của tia cực tím. Đồng thời giúp chống lại các gốc tự do và bệnh trầm cảm. Tác dụng của kỷ tử đỏ còn được thể hiện qua việc điều trị thoái hóa điểm vàng ở người già rất hiệu quả.

Trong quả kỷ tử rất giàu zeaxanthin, là chất chống oxy hóa tuyệt vời cho mắt - Ảnh minh họa: Internet

Kỷ tử đỏ giúp giảm cân

Tuy mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng bên trong một loại quả nhỏ nhưng lượng calo trong này rất thấp. Bên cạnh đó lượng đường trong quả này cũng không hề cao khiến người ăn vào cảm thấy no mà không hề mập.

Lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp bạn giữ được vóc dáng mà không lo mỡ tích tụ. Vì vậy tác dụng của kỷ tử trong việc hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.

Cải thiện khả năng tình dục

Câu kỷ tử có một công dụng rất tốt trong trong việc cải thiện khả năng tình dục. Theo nghiên cứu, từ xưa đến nay người ta vẫn luôn sử dụng loại quả này để giúp “bổ thận, tráng dương”, tăng khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng.

Câu kỷ tử có công dụng cải thiện khả năng tình dục - Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời kỷ tử còn giúp kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh. Kỷ tử giúp cải thiện nồng độ testosterone, giúp hỗ trợ khả năng sinh sản.

Chống trầm cảm

Các chất dinh dưỡng như vitamin B, C, mangan và chất xơ trong quả kỷ tử có khả năng làm tăng mức năng lượng tích cực cho bạn. Vì vậy loại quả này thường được dùng trong các bài thuốc chống trầm cảm và rối loạn lo âu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Một cơ thể khỏe mạnh là một bức tường thành ngăn chặn sự tấn công của mọi loại virus. Tiêm vắc xin cúm là liệu pháp phòng ngừa cúm hữu hiệu nhưng chưa phải là triệt để. Trong kỷ tử có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng và vitamin.

Các chất này có khả năng tăng cường hiệu quả của vắc xin cúm rất tốt. Do đó nếu đã tiêm vắc xin rồi bạn cũng nên bổ sung loại quả mọng này. Tác dụng của kỷ tử như một lớp rào cản vững chắc tấn công sự xâm nhập của virus cúm từ bên ngoài.

Tác dụng của câu kỷ tử với da mặt

Kỷ tử có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp da. Trong kỷ tử chứa nhiều vitamin C, beta-carotene và axit amin, đây là những thành phần giúp điều trị nám da, thâm mụn. Các hắc tố trên da mặt được cải thiện đáng kể, da trở nên hồng hào và sáng mịn hơn. 

Bạn có thể dùng kỷ tử làm đẹp da bằng cách ăn trực tiếp hoặc dùng làm mặt nạ. Bằng cách trộn sữa chua với một vài giọt kỳ tử rồi đắp lên mặt trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó rửa sạch mặt bằng nước lạnh.

Nếu gặp các vấn đề về mụn nặng, bạn có thể uống thêm trà kỷ tử để hỗ trợ từ bên trong, giúp da nhanh hết mụn hơn - Ảnh minh họa: Internet

Giúp tóc nhanh dài

Trong kỷ tử có chứa rất nhiều vitamin A và C. Đây là hai loại vitamin rất tốt có khả năng cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp tóc khỏe mạnh và kích thích mọc tóc một cách hiệu quả.

Hỗ trợ giảm đau

Quả kỷ tử có khả năng chống viêm, có thể giúp giảm bớt các cơn đau như đau khớp. Do đó nó thường được dùng như một vị thuốc chữa đau khớp hiệu quả.

Điều chỉnh huyết áp

Trong kỷ có có chứa hợp chất polysacarit. Hợp chất này có khả năng chống tăng huyết áp. Và đây là nguyên liệu thường thấy trong Đông Y giúp điều chỉnh huyết áp và phòng ngừa các bệnh liên quan. 

4. Cách sử dụng kỷ tử trong chữa bệnh

Dùng câu kỷ tử để chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ

Giã nhỏ 600g kỷ tử ngâm với 2 lít rượu có nồng độ từ 35 - 40 độ. Ngâm ít nhất 2 tuần rồi sau đó lấy ra dùng. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.

Dùng kỷ tử chữa bệnh yếu sinh lý

Nhai 15g quả kỷ tử mỗi tối vào tháng đầu tiên. Đến khi tinh dịch trở lại bình thường thì dùng thêm một tháng nữa. Lưu ý trong thời gian ăn kỷ tử để chữa bệnh này nên kiêng phòng dục.

Dùng kỷ tử chữa mắt kém

Chuẩn bị 80g kỷ tử, 320g thục địa, 160g sơn dược, 120g cúc hoa, 80g phục linh, 80g đơn bì. Đem tất cả các dược liệu này đi tán đều thành bột và trộn với mật thành viên hoàn. Ngày nên uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g với nước nóng.

Kỷ tử được pha chế theo nhiều cách khác nhau để trị bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Cách sử dụng kỷ tử chữa đau khớp

Lấy kỷ tử và hoàng tinh với tỷ lệ bằng nhau tán thành bột và trộn với mật thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước nóng.

Dùng kỷ tử chữa thận yếu, thận hư

Chuẩn bị 160g kỷ tử, 320g thục địa, 160g sơn dược, 160g sơn thù nhục, 160g lộc giao, 160g thỏ ty tử. Các nguyên liệu này đem tán bột và trộn với mật làm viên hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12 - 16g.

5. Những lưu ý khi dùng kỷ tử

Nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử làm thuốc nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh. Trong một số trường hợp, nếu tự ý sử dụng kỷ tử sẽ xảy ra tình trạng kháng thuốc.

Nên hỏi bác sĩ trước khi dùng kỷ tử nếu đang uống thuốc trị bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Không nên bổ sung kỷ tử vào chế độ ăn uống hàng ngày nếu bạn đang mắc phải một số triệu chứng sau:

  • Huyết áp không ổn định
  • Đường trong máu thấp.
  • Đang sử dụng thuốc chống đông máu như warrfarin
  • Đang có thai hoặc cho con bú
  • Dị ứng với hoa quả.
  • Đang sốt hoặc bị cảm lạnh
  • Không nên dùng khi đang bị tiêu chảy hoặc chướng bụng.

Bên cạnh đó trong 1/4 cốc hạt kỷ tử có thể đáp ứng được 340% hàm lượng vitamin A cho cơ thể. Do đó nên cân nhắc nạp vào lượng kỷ tử phù hợp để không bị ngộ độc vitamin A.

Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe con người là rất nhiều. Nếu biết sử dụng đúng cách nó sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như làm đẹp.