Gây mòn răng

Việc dùng tăm chọc vào các kẽ răng có thể lấy các mảnh vụ thức ăn nhưng lại gây ra sự mài mòn răng, chảy máu lợi. Lặp lại việc này trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến răng.

Ảnh minh họa: Internet
 
Tổn hại lợi và xương răng
 
Khi dùng tăm loại bỏ thức ăn còn vương lại, những chiếc gai gỗ nhỏ trên tăm sẽ chọc vào hàng lợi mềm trên hàm răng. Đôi khi không cẩn thận có thể gây rách lợi, chảy máu. Vi khuẩn trên tăm và trong khoang miệng từ đó qua vết thương hở mà đột nhập sâu vào lợi, gây viêm tấy.
 
Nếu thường xuyên phải chịu những tổn hại như vậy, lợi và xương chân răng sẽ dần dần nhỏ lại. Những khe răng của bạn sẽ rộng ra, gây thưa răng mất thẩm mỹ, hơn nữa còn tạo chỗ hở cho thức ăn giắt vào, ảnh hưởng vệ sinh răng miệng.

Nguy hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư

Thực tế, đã có nhiều trường hợp nuốt phải tăm gây ảnh hưởng đến cuống họng và dạ dày hoặc gần đây là trường hợp người lớn ngậm tăm sau khi xỉa răng và chọc vào mắt của con trẻ gây thủng đồng tử và dẫn đến mù lòa. Đây là những tình huống khá đáng tiếc mà đáng lẽ ra có thể phòng tránh được.

Nếu bạn vô tình mua hay sử dụng tăm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng thì những hóa chất có trong tăm sẽ đi vào cơ thể và có thể gây ung thư.

Tổn thương men răng

Sử dụng tăm nhựa hay tăm gỗ hoặc có thói quen nhai tăm thường xuyên đều có tác động xấu đến men răng.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi xỉa răng quá nhiều, tăm tre có thể khiến cho khoảng cách chân răng giữa các răng dãn rộng ra và đây chính là môi trường lý tưởng cho thức ăn giắt bám và vi khuẩn sinh sôi gây bệnh, để lâu sẽ thành vôi răng. Vôi răng kết hợp với vi khuẩn sẽ gây chảy máu, viêm nhiễm.

Ngoài ra, nếu kẽ răng bị thưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người đối diện.

Ảnh minh họa: Internet