Những tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều nghệ
Dưới đây là những tác dụng phụ đối với sức khỏe khi ăn nhiều nghệ mà chúng ta cần lưu ý.
Rối loạn tiêu hóa
Tác dụng phụ phổ biến nhất do nghệ gây ra liên quan đến rối loạn dạ dày hoặc hệ tiêu hóa. Những tác dụng phụ đường tiêu hóa này phổ biến hơn khi ăn nhiều nghệ.
Tác dụng phụ về tiêu hóa có thể phổ biến vì đường tiêu hóa hấp thụ nghệ kém. Các tác dụng phụ đường tiêu hóa được bao gồm: Chướng bụng (bụng sưng rõ rệt), táo bón, chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn và trào ngược axit.
Phát ban da
Các sản phẩm bôi ngoài da (bôi trực tiếp lên da) có chứa nghệ hoặc curcumin đã được chứng minh là có thể gây phát ban da trong một số trường hợp. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng có người bị phát ban sau khi thoa nghệ lên da hoặc da đầu.
Tăng nguy cơ chảy máu
Nghệ được cho là có đặc tính làm loãng máu. Loại gia vị này được cho là có thể chặn trực tiếp đường dẫn truyền tín hiệu canxi, cần thiết để hình thành cục máu đông và bình thường hóa lưu lượng máu trong cơ thể.
Những người mắc chứng rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh máu khó đông, nên thận trọng khi sử dụng nghệ và thực phẩm bổ sung nghệ trong chế độ ăn uống. Điều này bao gồm những người dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), aspirin, clopidogrel (Plavix) và bạch quả.
Giảm lượng đường trong máu
Ăn nhiều nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu (glucose), đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cho thấy nghệ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bằng cách lấy glucose từ máu và chuyển đến cơ xương để sử dụng làm năng lượng. Điều này cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách điều chỉnh lượng insulin cần thiết trong cơ thể để kiểm soát lượng đường trong máu cao.
Tác dụng này của nghệ có thể hữu ích với một số người, nhưng lại nguy hiểm với những người kiểm soát lượng đường trong máu bình thường hoặc những người đang dùng thuốc có tác dụng hạ đường huyết.
Đối với những người đang dùng thuốc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, như insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác, tác dụng hạ đường huyết của nghệ có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Các dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu thấp bao gồm nhịp tim nhanh, bồn chồn, đau đầu và thay đổi trạng thái tinh thần.
Tổn thương gan
Các nghiên cứu báo cáo tổn thương gan khi ăn nhiều nghệ lưu ý rằng tác dụng phụ này xảy ra với liều cao curcumin, hoặc từ 250-1.800 mg mỗi ngày.
Ví dụ về tổn thương gan bao gồm viêm gan, ứ mật và tổn thương tế bào gan. Các triệu chứng phổ biến của tổn thương gan bao gồm vàng da (màu vàng ở lòng trắng mắt và da), đau bụng, buồn nôn và nước tiểu sẫm màu.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.