Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường

Thừa cân béo phì đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ. Nguy hiểm hơn, trẻ béo phì còn có thể mắc bệnh tiểu đường typ 2 giống như người lớn. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo lắng, vì khi trẻ bị bệnh tiểu đường typ 2 thì kéo theo đó việc tăng các nguy cơ về tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị. Nguyên nhân chính cũng là do cha mẹ quá nuông chiều trong chuyện ăn uống của con. Hầu hết trong độ tuổi trưởng thành nhiều cha mẹ cứ để con thỏa sức ăn những món mình thích từ đó tập thành thói quen khiến cân nặng của trẻ ngày càng tăng.

Vì vậy ngay từ nhỏ cha mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn hợp lí nhất, tuyệt đối không nên để trẻ lạm dụng thức ăn, nhất là những món ăn nhanh, đồ ăn ngọt, các loại nước ngọt có ga chính là nguyên nhân khiến cân nặng của trẻ tăng nhanh mất kiểm soát.

Thừa cân béo phì nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa: Internet)

Một số biểu hiện nhận biết trẻ mắc bệnh tiểu đường

Cân nặng giảm

Đái tháo đường trẻ em khiến trẻ bị mất nhiều năng lượng do đường bị thải ra ngoài cùng nước tiểu. Trẻ sẽ ăn nhiều hơn bình thường để giảm cơn đói nhưng các mô không được nhận năng lượng từ đường có trong thức ăn. Khi đó, các mô bắt buộc phải lấy năng lượng từ những mô mỡ đã được tích lũy trước đó. Do đó, nếu thấy trẻ bị sút cân bất thường, cha mẹ cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của đái tháo đường.

Mắt nhìn mờ

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ rút dịch từ các mô trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự của trẻ. Nếu không điều trị đái tháo đường sớm có thể dẫn đến hình thành những mạch máu mới ở võng mạc và tổn thương các mạch máu ở đây. Thời gian đầu, đái tháo đường chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây mất thị lực và mù lòa.

Trẻ nhanh khát nước và đi tiểu nhiều hơn

Nguyên nhân của việc nhanh khát và đi tiểu liên tục là do đường bị tích tụ nhiều khiến thận làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa. Đến khi thận không còn khả năng để hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa trong máu sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Lúc này, nước tiểu của trẻ có thể có máu hoặc dịch tế bào. Nếu thấy con thay đổi thói quen đi tiểu bạn nên kiểm tra xem trong nước tiểu của con có điều này hay không nhé.