Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho bà bầu, bỏ càng sớm càng tốt
Chế độ dinh dưỡng là một điều hết sức quan trọng chi phối phần lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng ăn uống đúng cách và khoa học, bởi vẫn có những hiểu lầm tai hại về chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé.
Dưới đây là những quan niệm sai lầm thường gặp về chế độ dinh dưỡng mà các mẹ bầu thường mắc phải trong quá trình mang thai:
Ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh hơn
Trứng ngỗng có trọng lượng lớn và hiếm nhưng giá trị dinh dưỡng không cao bằng trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A thua xa so với trứng gà. Trứng ngỗng còn có lượng chất béo cao dễ tăng cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa DHA, cholin, axit folic, axit béo…Và chỉ nên coi trứng ngỗng như một loại thực phẩm để bổ sung protein cho thai kỳ.
Tinh bột là “xấu” và ăn càng ít càng tốt
Các mẹ bầu hiện đại thường có xu hướng ăn hạn chế tinh bột hoặc không ăn tinh bột để tránh tăng cân sau sinh nhiều. Thế nhưng thói quen này có thể khiến mẹ thiếu tinh bột gây hạ đường huyết khi mang thai do thiếu năng lượng.
Tinh bột có chức năng chính là duy trì năng lượng và lượng đường trong máu, sự trao đổi chất giữa mẹ và tế bào não của em bé phụ thuộc vào mức tiêu thụ đường trong máu.
Nhịn ăn khi ốm nghén
Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén thường xuyên xảy ra khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, có thể khiến mẹ suy kiệt và thai nhi chậm phát triển. Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm.
Ăn cho hai người
Với suy nghĩ "mang thai là ăn cho hai người", các mẹ bầu thường cố gắng ăn nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng "tăng cân không phanh". Đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề tim mạch, đột quỵ, vô sinh thứ phát, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn.. Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...