Những nguyên nhân gây đau vùng xương chậu bên trái
Nội dung bài viết
- 1. Đau xương chậu bên trái nữ như thế nào?
- 2. Những nguyên nhân đau nhức vùng xương chậu bên trái
- Viêm ruột thừa
- Đau bụng dưới bên trái vùng xương chậu do rụng trứng
- Hội chứng ruột kích thích
- Đau nhói vùng xương chậu bên trái do đau bụng kinh
- U nang buồng trứng
- Thai ngoài tử cung
- Viêm vùng chậu
- Bệnh túi thừa
- Tắc ruột
- Đau xương chậu phía sau do nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đau xương chậu do u xơ tử cung
- Đau vùng xương chậu bên trái khi mang thai
Đau vùng xương chậu bệnh trái là một triệu chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những hội chứng tiền kinh nguyệt thông thường cho đến các bệnh ung thư nghiêm trọng.
Vậy đau vùng xương chậu là dấu hiệu của những căn bệnh nào? Cùng tìm hiểu các thông tin về đau vùng xương chậu bên trái ở phụ nữ trong bài viết sau đây.
1. Đau xương chậu bên trái nữ như thế nào?
Xương chậu là vùng xương có hình dáng như cánh quạt, nằm ở dưới rốn, hai bên đùi và phần hông. Các cơ quan bên trong vùng xương chậu bao gồm có ruột, bàng quang, tử cung và buồng trứng. Vì vậy khi xảy ra những cơn đau ở khu vực này, rất có thể sẽ liên quan đến những cơ quan nằm bên trọng và cảnh báo những dấu hiệu bệnh xảy ra với cơ quan đó.
Những cơn đau vùng xương chậu bên trái có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào ở vùng bụng, dưới rốn. Người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau âm ỉ, thỉnh thoảng thấy nhói ở bụng dưới. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Thậm chí với những "thủ phạm" bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong.
2. Những nguyên nhân đau nhức vùng xương chậu bên trái
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau vùng xương chậu bên trái từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Vì vậy bạn không nên chủ quan mà phải đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến tình trạng đau nhức xương chậu bên trái:
Viêm ruột thừa
Khi ruột thừa bị viêm hay nhiễm trùng sẽ gây ra những cơn đau dưới vùng bụng hoặc bụng dưới. Kèm theo đó là các triệu chứng buồn nôn, nôn ói và sốt và đau xương chậu. Trường hợp xác định các cơn đau do viêm ruột thừa, bệnh nhân cần phẫu thuật ngay để không gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Đau bụng dưới bên trái vùng xương chậu do rụng trứng
Khi quá trình rụng trứng diễn ra, bạn có thể cảm nhận những cơn đau vùng chậu trong một thời gian ngắn hoặc khoảng vài giờ. Tình trạng này xảy ra ngay trước và trong quá trình rụng trứng khi màng bao phủ buồng trứng đẩy trứng ra ngoài. Máu và dịch được đẩy ra do trứng rụng cũng có thể gây ra sự đau đớn, khó chịu với mức độ khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người.
Hội chứng ruột kích thích
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khi bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Căn bệnh mạn tính này thường tái phát với những cơn đau vùng xương chậu và vùng bụng, đầy bụng, táo bón hay tiêu chảy.
Để giảm thiểu những cơn đau và điều trị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân phải thay đổi chế độ ăn uống, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.
Đau nhói vùng xương chậu bên trái do đau bụng kinh
Vào mỗi kỳ "đèn đỏ", phụ nữ thường phải chịu đựng những cơn đau bụng, đau lưng, tức ngực, đau xương chậu,... Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 1-7 ngày tùy vào chu kỳ của mỗi người. Cách để giảm đau là bạn dùng thuốc hoặc các phương pháp chườm nóng tại nhà và thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc,...
U nang buồng trứng
Khi các túi chứa chất lỏng xuất hiện bên trong hoặc trên bề mặt buồng trứng sẽ gây ra căn bệnh u nang buồng trứng. Hầu hết các u nang này không có triệu chứng cụ thể và sẽ biến mất trong vòng vài tháng mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể gây ra những cơn đau vùng xương chậu, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, đau đớn khi quan hệ.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức vùng xương chậu cùng các triệu chứng đau bụng, vô kinh, mất kinh, chảy máu âm đạo. Tình trạng này xảy ra khi trứng được thụ tinh ở bên ngoài tử cung. Có khoảng 95% ca thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng.
Thai ngoài tử cung thường được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Cách dùng thuốc sẽ chấm dứt quá trình phát triển của bào thai và phân hủy các tế bào hiện có. Còn phẫu thuật sẽ đẩy tế bào thai nhi hoặc loại bỏ hoàn toàn các ống dẫn trứng. Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ, chảy máu và đe dọa tính mạng của thai phụ.
Viêm vùng chậu
Đây là căn bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nữ do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra như bệnh lậu. Viêm vùng chậu có thể lan ra từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Những triệu chứng gây ra cho người bệnh như đau xương chậu, sốt, chảy máu âm đạo, đau đớn, tiểu ra máu,...
Bệnh túi thừa
Khi dây thần kinh ở ruột già hay đại tràng bị viêm sẽ gây ra bệnh rúi thừa. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do chế độ ăn thiếu chất xơ, những người bị béo phì, táo bón. Những triệu chứng của bệnh túi thừa bao gồm đau bụng dưới bên trái, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón.
Tắc ruột
Tình trạng ruột bị tắc nghẽn khiến các chất lỏng và thực phẩm không thể đi qua ruột non và ruột già. Các nguyên nhân gây ra tắc ruột có thể kể đến như ung thư ruột kết, viêm túi thừa, viêm ruột, viêm đại tràng,... Và các triệu chứng thường gặp là đau bụng, đau khu vực xương chậu, buồn nôn, táo bón, đầy bụng,...
Đau xương chậu phía sau do nhiễm trùng đường tiết niệu
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra triệu chứng đau ở vùng xương chậu. Và tỉ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ cao hơn nam giới do khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo gần nhau.
Đau xương chậu do u xơ tử cung
U xơ tử cung là dạng u lành tính do mô tăng phát triển bất thường trong hệ thống sinh sản phụ nữ. Những bệnh nhân u tử cung thường cảm thấy những cơn đau vùng xương chậu, đau khi hành kinh, ra huyết đặc, táo bón, mắc tiểu thường xuyên.
Đau vùng xương chậu bên trái khi mang thai
Cơ thể phụ nữ mang thai sẽ sản sinh ra một loại hormone khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, việc này khiến cho các khớp ở vùng chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều. Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng, sự thay đổi tư thế đi đứng làm tăng thêm áp lực ở xương chậu, từ đó gây ra những cơn đau nhức ở vùng xương chậu khi mang thai.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau vùng xương chậu bên trái ở phụ nữ. Tùy vào từng loại bệnh cụ thể mà tần suất và mức độ cơn đau cũng khác nhau. Bệnh nhân cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu đau vùng chậu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....