Những món ngon từ cải bó xôi
Rau chân vịt còn gọi là cải bó xôi là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau chân vịt có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Loại rau này không chỉ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà chúng còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
1. Rau chân vịt có tên gọi khác là gì?
Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi, rau bina, rau nhà chùa. Trong Đông y, chúng có tên là thạch bá chi, linh chi thảo, hoàng dương thảo,… Tên khoa học của loại rau này là Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ rau Dền rất phổ biến.
Cải bó xôi có nguồn gốc từ miền Trung và Tây Nam Á, thuộc nhóm cây thân thảo, chiều cao từ 5-10cm, thân nhẵn và không có lông tơ. Lá cây thường có màu xanh đậm, phần thân và lá ăn đều rất giòn và ngọt.
Rau chân vịt rất ưa những vùng khí hậu lạnh, chịu được rét tốt nhưng không chịu được nóng nên ở Việt Nam, loại cây này chủ yếu được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và một số tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Hà Nam hay Hà Nội.
2.Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi
Theo một số tài liệu khoa học thì một bó rau chân vịt chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K cùng với các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, folate, axit béo thực vật và omega 3.
- Magie: Việc cung cấp nhiều magie giúp cải bó xôi duy trì chức năng hệ thần kinh, nhịp tim, tăng hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và rất cần thiết cho quá trình trao đổi năng lượng. Đặc biệt, những người nghiện rượu, người cao tuổi, người dùng kháng sinh, thuốc lợi tiểu hoặc mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì nên ăn cải bó xôi vì những người này thường thiếu magie.
- Sắt: Khi thiếu sắt thì cơ chế tiêu hao năng lượng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy hãy bổ sung cải bó xôi vào thực đơn của bạn.
- Kali: Thật bất ngờ khi trong một ly nước cải bó xôi tươi chứa đến 839mg kali còn nhiều hơn một ly nước ép chuối (539mg).
- Canxi: Trong cải bó xôi chứa lượng lớn canxi, tuy nhiên bạn vẫn nên bổ sung canxi từ những sản phẩm chế biến từ sữa. Vì thông thường cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thu khoảng 5% canxi từ cải bó xôi trong khi đối với sữa là 28%.
Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy cải bó xôi sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Linköping, Thụy Điển đã chế biến loại rau này thành nhiều cách khác nhau và chứng minh rằng nếu nấu và ăn cải bó xôi đúng cách thì sẽ có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho biết: "Tốt nhất chúng ta không nên luộc, nấu cải bó xôi. Chúng tôi khuyến khích việc làm một ly sinh tố cải bó xôi, và xay kèm với các sản phẩm có chứa chất béo như sữa, kem, hay sữa chua. Khi cải bó xôi, được thái nhỏ, lutein được giải phóng, và chất béo làm tăng khả năng hòa tan của lutein trong hỗn hợp lỏng như sinh tố". Các lutein hòa tan trong một ly sinh tố sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Các nhà khoa học cũng khuyên không nên nấu loại rau này trong một thời gian dài ở nhiệt độ cao.
3. Rau chân vịt có tác dụng gì?
+ Cung cấp đầy đủ dưỡng chất có lợi cho cơ thể
Không phải ngẫu nhiên mà cả những người tập thể hình, người đang ăn kiêng thường chọn cải bó xôi làm nguồn thực phẩm chính trong các bữa ăn hằng ngày. Được mệnh danh là “siêu thực phẩm”, rau chân vịt cung cấp phần lớn nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu trong thời kỳ đầu mang thai.
+ Bổ máu
Ăn cải bó xôi thường xuyên còn rất tốt cho máu huyết nhờ hàm lượng chất sắt dồi dào có sẵn trong rau. Ngoài ra, trong loại rau này còn chứa Vitamin C, D mang đến công dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.
+ Phòng ngừa cao huyết áp
Trong rau chân vịt có chứa rất nhiều kali và protein. Đây là hai chất đóng vai trò giúp lợi tiểu và hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố tốt hơn, từ đó ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 300gr rau chân vịt, ngâm vào nước sôi 3 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi trộn cùng dầu vừng, muối, ăn làm 2 lần trong ngày. Hàm lượng nitrat cao có trong rau cũng giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Trong Đông y có bài thuốc hỗ trợ suy tim từ rau chân vịt rất tốt là: 250g rau chân vịt, 5g cam thảo và 150g lá dây chùm bao. Mang tất cả nguyên liệu đi sao khô, tán nhuyễn và uống cùng nước sôi để nguội.
+ Giúp xương chắc khỏe, cải thiện chiều cao
Vitamin K, Magie và Canxi có mặt trong cải bó xôi hỗ trợ tích cực cho hệ xương khớp, giúp chiều cao tăng trưởng vượt trội. Nhiều người đã tin dùng rau chân vịt như một loại thực phẩm hàng đầu để kích thích sự phát triển của xương, đặc biệt là trẻ em tuổi dậy thì và bà mẹ đang mang thai.
+ Chống viêm và ngừa ung thư
Nổi tiếng là “siêu thực phẩm” rất tốt cho sức khỏe, trong rau chân vịt có hàm lượng flavonoid cao, chúng có tác động cản trở sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng từ loại rau này cũng giúp kháng viêm rất hiệu quả.
+ Giảm nguy cơ béo phì
Một tác dụng tuyệt vời khác mà “ông vua” của các loại rau mang đến cho con người là kiểm soát cân nặng cực kì tốt. Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao, các khoáng chất giúp cơ thể cân bằng các loại axit béo, tinh bột, đường trong cơ thể. Bạn nên kết hợp luyện tập thường xuyên để tăng tác dụng giảm cân với các bài tập đơn giản dễ thực hiện như bơi lội, chạy bộ, đạp xe,...
+ Bổ mắt, ngăn ngừa quáng gà
Nhiều người không biết đến tác dụng tuyệt vời của rau chân vịt là bổ mắt. Nhờ giàu thành phần Carotenoid nên chúng là một chất rất tốt cho mắt, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Chỉ cần sử dụng từ 2-3 ly nước ép rau chân vịt mỗi tuần là đôi mắt đã được bảo vệ rất tốt.
+ Phòng bệnh tiểu đường
Lượng Protein phong phú trong rau chân vịt có tác dụng ngăn ngừa các kháng thể insulin và kiềm chế kháng thể này hoạt động một cách hợp lý. Bên cạnh đó, trong cải bó xôi còn chứa Lipoyl Lysine – một chất có tác dụng chống oxy hóa mỡ, giúp cơ thể ngăn chặn bệnh tiểu đường hiệu quả.
+ Bệnh hen suyễn có thể được điều trị bằng cải bó xôi.
Trên nghiên cứu đã cho thấy nhưng bệnh nhân hen suyễn 6 - 18 tuổi có phản ứng tích cực khi ăn rau chân vịt. Trong đó nguyên nhân chính nằm ở nguồn beta caroten dồi dào mà cải bó xôi cung cấp cho cơ thể.
+ Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa táo bón, kiết lỵ
Chất xơ là chất không thể thiếu trong các loại rau. Củ và rau chân vịt cũng không ngoại lệ, chúng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nước ép từ rau chân vịt cũng rất tốt cho dạ dày, giúp điều trị các bệnh táo bón và làm cho đường ruột sạch sẽ hơn.
Bài thuốc trị viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón: dùng 100g rau chân vịt nấu cùng 3 chén nước và một ít muối đến khi chỉ còn 1 chén. Người lớn uống 1 lần vào buổi trưa, trẻ nhỏ thì chia thành 2 lần uống sáng, tối trong ngày để hỗ trợ nhuận tràng, làm sạch đường tiêu hóa.
+Rau chân vịt bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể
Rau chân vịt hay cải bó xôi chứa nhiều dinh dưỡng xanh cùng các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Nhờ đó mà một số hội chứng như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư gan... có thể được hạn chế tối đa. Theo một số nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh được tác dụng phòng chống ung thư của cải bó xôi. Khi ăn vào cơ thể không chịu ảnh hưởng của một loại acid amin xuất hiện khi nấu nhiệt độ cao. Nhờ đó mà nguy cơ ung thư giảm đáng kể.
+ Rau chân vịt là thực phẩm làm đẹp từ sâu.
Thành phần dinh dưỡng của rau chân vịt khá đa dạng. Nhờ vitamin và khoáng chất trong rau và ăn thường xuyên sẽ giúp da sáng màu căng khỏe. Đồng thời tóc cũng được chắc khỏe từ gốc hạn chế gãy rụng. Bên cạnh vị chất và diệp lục từ màu xanh của lá không thể bỏ qua sắt mà rayu cung cấp. Sắt là một trong những chất có tác dụng tốt cho mọi hoạt động cơ thể và tăng sức đề kháng đến hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó da được bảo vệ tốt hơn khi bị tia UV tấn công.
+ Tác dụng của rau chân vịt đối với hệ thần kinh
Một điều đặc biệt là khi kết hợp rau chân vịt cùng với quả bơ sẽ mang lại cho bạn một loại thức uống hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Nhờ hàm lượng lutein trong bơ và rau chân vịt đều rất cao nên đây cũng là cách để bổ sung lutein hiệu quả - một chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
+ Ăn rau chân vịt hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng.
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh lý về mắt có mức nghiêm trọng cao. Do đó khi ăn rau chân vịt chất chống oxy hóa cùng dưỡng chất sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và chức năng mắt của cơ thể. Từ đó giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh về mắt.
+ Giảm hội chứng rối loạn khả năng đông máu.
Hội chứng máu khó đông rất nguy hiểm với sức khỏe của chúng ra, khi ăn rau chân vịt các vitamin K sẽ sản sinh ra chất mang tên prothrombon. Chất này sẽ hỗ trợ làm quá trình đông máu xảy ra nhanh hơn và kích thích chức năng gan.
+ Cung cấp dưỡng chất cho cơ.
Cải bó xôi cũng có nhiều tác dụng trong cung cấp dưỡng chất cho các cơ trong cơ thể.
+ Cải bó xôi giúp sản sinh acid amin tốt cho cơ thể.
Khi ăn rau chân vịt cơ thể sẽ tiết ra những loại acid amin tích cực. Nhờ đó mà các vận động được đảm bảo duy trì tốt hơn. Khả năng trao đổi chất cũng diễn ra nhanh khiến cho cảm giác thèm ăn được cải thiện. Nhờ vậy rau chân vịt được dùng cho mục đích giảm cân sẽ có hiệu quả tốt.
+ Nguy cơ xơ vữa động mạch được hạn chế khi ăn rau chân vịt.
Xơ vữa động mạch là hiện tượng xuất hiện do xơ cứng động mạch gây nên. Chúng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Khi ăn rau chân vịt cholesterol và chất béo trong máu sẽ được giảm khiến nguy cơ xuất hiện biến chứng giảm.
+ Bà bầu ăn rau chân vịt tốt cho thai nhi.
Thai nhi đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ rất cần được bổ sung acid folic để tránh dị tật ống thần kinh. Đồng thời vitamin và dưỡng chất cũng sẽ giúp thai phụ giảm ốm nghén hơn. Sau sinh ăn rau chân vịt cũng có thể cung cấp thêm dinh dưỡng vào sữa hỗ trợ bé mau lớn và phát triển toàn diện.
4.Rau cải bó xôi không nên nấu với gì
Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.
Do có chứa thành phần oxalate và purin, nên cải bó xôi sẽ không tốt cho những người mắc bệnh gout hay bệnh thận. Vì lý do đó, những bệnh nhân này không nên ăn quá nhiều rau chân vịt mà nên thay thế bằng các loại rau xanh khác.
Cải bó xôi và tôm
Cải bó xôi là một trong những loại rau xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng chứa rất nhiều axit Phytic. Nếu như chất này kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ tạo thành muối biển. Vậy nên khiến cho trẻ không thể hấp thụ canxi mà còn đào thải tất cả các chất đó ra khỏi cơ thể.
Đậu, khoai lang và cải bó xôi
Đậu, khoai lang và cải bó xôi đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi không được hấp thụ vào cơ thể mà thậm chí còn bị đào thải các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu đã có tôm, cua hay các loại hải sản thì nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi, bí đỏ.
*Lưu ý khi dùng cải bó xôi
- Do cải bó xôi chứa nhiều canxi nên người bị sỏi thận, sỏi mật cần tránh ăn hoặc hạn chế.
- Khi chế biến rau, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
- Trong bó xôi có chứa axit oxalic ngăn cản sự hấp thu canxi. Vì vậy, cha mẹ không nên kết hợp nấu cải bó xôi chung với hải sản hay tôm cá để trẻ nhỏ có thể hấp thu canxi một cách trọn vẹn, hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa.
- Nên phối hợp cải bó xôi với một vài thực phẩm khác, không dùng đơn độc. Trước khi chế biến nên rửa sạch, nhúng qua nước sôi. Không nên ăn, uống kéo dài.
5.Những nhóm người tuyệt đối không nên ăn cải bó xôi
Người mắc bệnh đái tháo đường
Cải bó xôi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng cải bó xôi có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp nếu người sử dụng có bệnh đái tháo đường. Nếu bạn sử dụng cải bó xôi với liều lượng có trong thuốc và dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Liều thuốc đái tháo đường của bạn có thể cần phải thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người mắc bệnh thận
Cải bó xôi giàu kali nên việc dùng loại rau này quá nhiều có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận. Nguyên nhân là những tinh thể kali có thể hình thành trong thận, không tan và khiến bệnh thận trở nên trầm trọng hơn.
Người sau phẫu thuật
Cải bó xôi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng cải bó xôi với liều lượng có trong thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Trên đây là những điều cần biết về cải bó xôi nói chung và cải bó xôi không nên nấu với gì. Tuy là một loại rau bổ dưỡng nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới để ăn cải bó xôi đúng cách để tránh những điều không mong muốn tới sức khỏe.
Các chị em nội trợ không nên chế biến rau chân vịt cùng với hải sản vì chúng có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng trong hải sản, mà tiêu biểu là kẽm.
Những ai đang sử dụng thuốc kháng sinh cũng nên cân nhắc trước khi ăn rau chân vịt vì chúng có thể làm loãng máu và gây hạn chế hiệu quả của thuốc.
Có rất nhiều món ăn được chế biến từ rau chân vịt mang đến các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn có thể thoải mái ăn loại rau này thường xuyên như một món ăn trong bữa cơm hàng ngày mà không sợ tăng cân.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua rau chân vịt ở các chợ, siêu thị, công ty nông sản trên thị trường. Hãy lựa chọn nơi bán hàng uy tín để mua được rau sạch, không chứa hóa chất hay thuốc trừ sâu để an toàn cho sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.
6.Cải bó xôi nấu gì ngon?
Cải bó xôi là thực phẩm rất dễ chế biến thành nhiều món ngon. Đặc biệt loại thực phẩm này rất tốt cho máu. Do đó, nếu gia đình có người thiếu máu, bạn hãy nấu ngay những món ngon sau đây để bồi bổ nhé!
Bánh nhân thịt cải bó xôi
Đây là một món bánh ngon, lạ miệng, bạn hãy làm ngay để cho gia đình thưởng thức. Bạn hãy chuẩn bị cải bó xôi 700g, nhân sâm 5g, thịt lợn 500g, bột mì 3kg và gừng tươi, hành, hạt tiêu, xì dầu, muối.
Cách làm: Bạn hãy giã nát lá rau bó xôi, cho thêm một ít nước lọc, rồi ép lấy nước. Nhân sâm xay mịn thành bột. Thịt lợn băm nhỏ rồi ướp với muối, xì dầu, bột hạt tiêu, bột gừng. Tiếp theo cho thêm hành, nhân sâm, trộn đều làm nhân bánh.
Phần bỏ bánh thì bạn hãy lấy nước ép của rau bó xôi trộn đều với bột. Sau đó chia thành những viên bột nhỏ, tán mỏng và cho nhân vào giữa rồi gói lại. Sau đó mang đi hấp chín. Món bánh này sẽ kích thích vị giác, ngay cả những em bé cũng rất thích ăn, vừa tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, đồng thời lại tốt cho quá trình phát triển chiều cao.
Món cải bó xôi hấp
Món ăn này giúp bổ âm, dưỡng huyết, chỉ huyết, ổn định huyết áp. Với món này bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Cải bó xôi 300g, gừng 15g, hành 10g, xì dầu 10g, dầu vừng 10g, tỏi 5g cùng một chút muối. Sau khi sơ chế rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị thì bạn hãy bắt đầu công việc chế biến. Đầu tiên hãy lấy tỏi, gừng giã nhuyễn vắt lấy nước. Tiếp theo cho cải bó xôi vào một cái bát, cho nước tỏi gừng cùng xì dầu, dầu vừng và hành vào hấp cách thủy. Ngày ăn 2 lần với cơm. Món ăn này sẽ rất bắt cơm đấy, cung cấp nhiều chất xơ, cũng giúp cho trẻ em không bị táo bón.
Canh cải bó xôi thịt bằm
Vào mùa hè, món canh cải bó xôi sẽ giúp giải nhiệt, hạn chế bị rôm sảy. Cải bó xôi mềm, ngọt kết hợp với thịt heo tạo nên món canh ngọt thanh, đầy dinh dưỡng cho gia đình. Để làm món này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- 1 bó cải bó xôi
- 200g thịt thăn heo
- Hành lá, tỏi.
- Gia vị: dầu ăn, đường, muối...
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Thịt heo rửa sạch, ngâm muối khoảng 5 phút rồi băm nhuyễn. Sau đó, cho một ít muối, tiêu, bột ngọt vào thịt heo đã bằm rồi ướp trong 10 phút. Cải bó xôi cắt bỏ phần gốc, cắt ngắn từng khúc vừa ăn sau đó đem đi rửa sạch và để ráo. Hành lá rửa sạch rồi cắt nhuyễn còn tỏi lột sạch vỏ rồi băm nhuyễn.
Bước 2: Chế biến
Bắc bếp lên và cho vào chảo một ít dầu ăn, khi dầu nóng lên thì cho tỏi vào, phi đến khi vàng thơm. Sau đó, cho thịt heo băm vào rồi đảo đến khi thịt săn lại thì cho nước lọc vào đun sôi. Tiếp theo cho phần cải bó xôi vào nấu trong 3 - 5 phút. Đợi cho nước sôi trở lại, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cải bó xôi xào
Những ai đang bị ho, hạ huyết áp thì nên ăn món cải bó xôi xào. Món ăn đơn giản nhưng có công dụng rất hiệu quả. Do đó, bạn hãy ăn món này và cảm nhận.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cải bó xôi 200g, ngân nhĩ 20g, tỏi 10g, hành 10g, dầu ăn 30g, gừng 5g, muối 5g.
Cách làm: Cải bó xôi rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Tiếp theo trụng qua nước sôi rồi vớt ra. Ngân nhĩ bổ cuống, rang, xé nhỏ. Sau đó cho ngân nhĩ và cải bó xôi đã trụng vào xào cùng với gia vị. Ăn ngày 2 lần với cơm sẽ nhanh chóng giảm ho cho trẻ.
Cháo cá hồi cải bó xôi
Cháo cá hồi cải bó xôi là món một ăn vô cùng dinh dưỡng tốt cho các bé đang ăn dặm. Món này kích thích bé ăn ngon miệng, tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những món ăn giúp bé dễ đi ngoài, không bị táo bón, giúp mẹ nuôi con nhàn tênh. Chính vì vậy, một tuần mẹ hãy nấu cháo cá hồi cải bó xôi 2-3 lần cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm nhé!
Nguyên liệu:
- 5 lá cải bó xôi .
- 30g cá hồi.
- 100g gạo.
- Hành củ.
- Gia vị: dầu oliu, nước mắm
Đầu tiên bạn hãy vo gạo sạch, để ráo, sau đó rang sơ qua cho thơm. Cải bó xôi rửa sạch, xay nhuyễn còn hành củ bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Tiếp theo, rửa sạch cá hồi với muối để khử bớt mùi tanh rồi rửa sạch. Luộc chín cá hồi, sau đó vớt cá ra cho nguội rồi tách phần thịt cá để riêng, còn phần xương để vào nồi đun tiếp khoảng 15 phút nữa cho nước ngọt. Phần thịt cá hồi xé nhỏ rồi cho vào chảo phi thơm cùng hành.
Lọc bỏ xương cá hồi, cho gạo đã rang vào nước hầm. Ninh thật kỹ cho đến khi cháo nhừ. Cháo chín thì cho cá hồi, cải bó xôi xay nhuyễn vào khuấy và nêm nếm ít nước mắm để phù hợp khẩu vị bé. Sau đó chờ cháo sôi lại thì tắt bếp.
Ngoài ra bạn có thể làm một số món như :
- Salad rau bina - cải bó xôi.
- Sinh tố cải bó xôi.
- Trứng chiên cải bó xôi
- Pancake cải bó xôi.
- Gà nướng nhồi phô mai và cải bó xôi
- Cơm trộn cá hồi cải bó xôi.
- Súp cải bó xôi.
Không ngờ quả sung phơi khô có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Quả sung không chỉ là một món ăn ngon miệng, sung còn được biết đến như một "thần dược" tự...
Rau mồng tơi cực tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách thế này thì coi chừng rước họa...
Rau mồng tơi, một loại rau quen thuộc và được yêu thích trong bữa cơm gia đình Việt, bởi hương...
6 loại hạt giúp tăng cường sức khoẻ phổi
Hạt lanh, hạt húng quế, hạt bí ngô... là "siêu thực phẩm" giúp tăng cường sức khoẻ phổi.
8 loại trái cây nên tránh vào mùa đông để giữ ấm cơ thể
Dưa hấu, chuối, cam, ổi... là những loại trái cây nên tránh vào mùa đông để giữ sức khỏe tổng...