Những ngày thời tiết trở trời là lúc bệnh viêm xoang "dậy sóng" khiến bạn mệt mỏi, mũi sụt sịt, khó thở. Bên cạnh điều chỉnh thời gian sinh hoạt hợp lý thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho người bị viêm xoang.

Cùng nấu một vài món ăn đơn giản dưới đây để "đẩy lùi" các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do viêm xoang, lấy lại tinh thần và sức khỏe cho công việc và học tập.

Cháo đậu đỏ và bắp

Nguyên liệu

80 gram gạo lứt

50 gram đậu đỏ

50 gram bắp tươi

Cách làm món cháo đậu đỏ và bắp

Cho nước vào thau đậu đỏ, ngâm khoảng 1 tiếng để đậu mềm. Thao tác này giúp khi nấu đậu sẽ nhanh mềm và tiết kiệm nhiên liệu.

Vo gạo lứt sạch sẽ rồi cho vào xong, đổ ngập nước nấu cháo. Khi cháo hơi nhừ thì thêm đậu đỏ và bắp vào, khuấy đều rồi nấu chín chuyễn, nêm nếm một ít muối.

Nên ăn cháo đậu đỏ và bắp mỗi ngày 1 lần để giảm các triệu chứng chảy nước mũi, đau đầu do viêm xoang cấp tính gây ra.

Nên ăn cháo đậu đỏ và bắp mỗi ngày 1 lần để giảm các triệu chứng chảy nước mũi, đau đầu do viêm xoang cấp tính gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Canh tôm, củ cải trắng

Nguyên liệu

200 gram củ cải trắng

2 miếng đậu phụ

100 gram tôm tươi

Giá đỗ 50 gram

Gia vị: Hành lá, tỏi, dầu ăn, muối, đường, bột ngọt.

Cách làm món canh tôm củ cải trắng

Rửa sạch rau củ. Sau đó, củ cải trắng xắt lát xéo; giá đỗ để ráo nước; đậu phụ xắt miếng vuông để riêng ra đĩa; hành lá xắt nhỏ; tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.

Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi giã hơi nát.

Xào tôm nhanh trong vòng 1-2 phút với một ít gia vị rồi trút ra đĩa.

Dùng ngay xoong xào tôm, thêm khoảng 800ml nước và củ cải trắng vào nấu sôi. Khi củ cải trắng mềm nhừ thì thêm đậu phụ và tôm tươi vào. Nấu đến khi canh sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thêm hành lá và tắt bếp.

Người bị viêm xoang nên ăn canh tôm củ cải trắng mỗi ngày 1 lần. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống lại sự suy nhược cơ thể do chứng viêm xoang mạn tính gây ra.

Người bị viêm xoang nên ăn canh tôm củ cải trắng mỗi ngày 1 lần. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống lại sự suy nhược cơ thể do chứng viêm xoang mạn tính gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Cháo gạo lứt, cà tím

Nguyên liệu

Gạo lứt 80g

Cà tím 50g

Khoai mài 50g

Cách làm món cháo gạo lứt, cà tím

Khoai mài gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào xoong cùng với gạo lứt, thêm nước ngập để nấu cháo. Trong khi nấu phải thường xuyên châm nước để cháo nở bung.

Khi cháo chín nhừ thì rửa cà tím, xắt lát mỏng rồi cho vào xoong cháo, khuấy đều. Nấu đến khi cháo nhuyễn thì nêm một chút muối hoặc gia vị cho vừa miệng.

Món cháo gạo lứt, cà tím có tác dụng bổ tỳ, tăng cường sức khỏe dành cho người bị cao huyết áp và viêm xoang mũi mạn tính.

Món cháo gạo lứt, cà tím có tác dụng bổ tỳ, tăng cường sức khỏe dành cho người bị cao huyết áp và viêm xoang mũi mạn tính - Ảnh minh họa: Internet

Trà củ sen, nho, mía, củ năng

Nguyên liệu

200 gram củ sen

200 gram củ năng

200 gram lê

1 kg mía (đã chặt thành khúc nhỏ)

200 gram nho

100 gram mật ong

Cách làm trà củ sen, nho, mía, củ năng

Củ sen, lê, củ năng, nho và mía mang rửa sạch rồi cho vào máy ép vắt lấy nước.

Mang nước ép nấu sôi với lửa lớn đến khi sệt sệt lại thì thêm mật ong, khuấy đều rồi tắt bếp. Đợi khi nước nguội thì cho vào lọ thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh.

Khi uống, pha khoảng 1 muỗng canh trà với một ít nước nóng sao cho vừa đủ 50ml, mỗi ngày uống 2 lần vào lúc bụng đói.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng có tác dụng thanh nhiệt, bổ phế, thông mũi, có ích với người bị viêm xoang mũi mạn tính, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng có tác dụng thanh nhiệt, bổ phế, thông mũi, có ích với người bị viêm xoang mũi mạn tính, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ - Ảnh minh họa: Internet