Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS
Khi được sử dụng những thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho cơ thể có được năng lượng tốt, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm và có sức đề kháng cao với các nhiễm trùng cơ hội.
Nếu nhiễm HIV/AIDS hoặc đang chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, điều quan trọng là phải biết chọn thực phẩm, chế biến đúng cách, đảm bảo vệ sinh… giúp đảm bảo sức khỏe, duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV.
Người nhiễm HIV cần thức ăn và năng lượng để:
- Duy trì cơ thể sống và làm việc
- Phục hồi sức khỏe và xây dựng tổ chức mới
- Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Người nhiễm HIV không cần được cung cấp đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, vi chất và khoáng chất khác. Nếu chế độ ăn uống không đầy đủ và mắc các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể suy sụp rất nhanh.
1. Người nhiễm HIV cần có chế độ ăn khoa học
Khi chọn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS nên kết hợp hài hòa giữa chất bột, các chất đạm, chất béo và vitamin để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; giúp kiểm soát các triệu chứng, biến chứng của HIV và kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc.
Có ba nhóm thức ăn chính:
- Nhóm thức ăn nhiều đạm: Bao gồm các loại thịt, cá, trứng và một vài loại đậu (đặc biệt là đậu nành)...
- Nhóm thức ăn nhiều vitamin: Nhóm thức ăn này nhiều màu sắc và cung cấp nhiều vitamin giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng, bao gồm các loại rau và hoa quả...
- Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng:
+ Tinh bột: Các loại ngũ cốc (gạo, mỳ, ngô…) và khoai củ cung cấp tinh bột và là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần. Những lương thực này và sản phẩm của nó thường sẵn có, dễ tiếp cận và có khả năng cung cấp thường xuyên.
+ Mỡ và dầu: Mỡ và dầu là nguồn năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với những người cần thêm năng lượng để tăng cân.
Mỡ và dầu cung cấp gấp 2 lần năng lượng so với tinh bột, đường. Chúng làm tăng cảm giác ngon miệng bởi mùi thơm ngon và cũng là nguồn cung cấp hay hòa tan các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều chất béo có thể dẫn tới béo phì hay các bệnh tim mạch. Những người nhiễm HIV có rối loạn chuyển hóa chất béo, mắc tiêu chảy thì nên hạn chế chất béo.
Ngoài ra, người nhiễm HIV không uống rượu, không dùng ma túy, hoặc hút thuốc lá...
2. Một số lưu ý khác
Người nhiễm HIV/AIDS cần thực hiện thường xuyên các việc như sau:
- Ăn chín uống sôi: Không nên ăn sống, ăn tái vì dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm.
- Ăn càng nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa càng tốt, không cần kiêng cữ dầu mỡ vì nó làm tăng mùi vị và cảm giác ngon miệng.
- Nếu mỗi bữa ăn được ít thì nên ăn nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa). Sau bữa ăn nên đi dạo 15 - 30 phút.
- Nên ăn 3 bữa chính, các bữa phụ thì dùng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân có thể ăn/uống thêm trước khi đi ngủ.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...