Những loại rau củ quen thuộc là “cứu tinh” khi bị đau dạ dày ít người biết
Dạ dày (hay còn gọi là bao tử) là phần có thể tích lớn nhất nhất của ống tiêu hóa, là bộ phận tiếp nối giữa thực quản (ở phía trên) và tá tràng (ở phía dưới). Cơ quan này là một hệ thống liên kết rất phức tạp và tạo thành bởi những lớp cơ chắc chắn có khả năng co bóp mạnh và chứa được thể tích lớn. Cấu tạo của dạ dày gồm rất nhiều các bộ phận kế nối lại với nhau.
Xét về chức năng thì dạ dày có 2 nhiệm vụ chính. Đầu tiên là chứa và co bóp, nghiền nhỏ thức ăn cùng với việc nhào trộn thức ăn thấm acid dịch vị. Thứ hai là chức năng chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme có trong dịch vị.
Các triệu chứng của đau dạ dày
Dạ dày khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Trong khi đó, môi trường sống thay đổi cùng nhịp sống hiện đại nhanh và quá bận rộn khiến nhiều người không chú trọng việc ăn uống. Bên cạnh đó, cũng không ít người chủ quan và có những thói quen ăn uống xấu, ăn uống theo sở thích, thiếu kiến thức về dinh dưỡng cũng như sức khỏe dạ dày. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh về dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa nhanh hơn.
Trong đó, đau dạ dày được xem là một trong những bệnh về dạ dày thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Đau dạ dày chỉ tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Từ đó, bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức bụng.
Cụ thể, cơn đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng. Đau có thể gặp khi đói hoặc về ban đêm, cũng có thể đau sau khi ăn làm người bệnh cảm giác tức nặng, ấm ách không ăn được nhiều. Đau dạ dày cũng không chỉ xuất hiện mỗi cảm giác đau, thường đi kèm với nhiều triệu chứng đa dạng khác như:
- Ợ chua hoặc trào ngược axit.
- Buồn nôn.
- Đầy hơi.
- Ợ hơi, đôi khi kèm theo chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng, mùi hôi.
- Hơi thở có mùi hôi hoặc chua.
Những triệu chứng khó chịu này thông thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài và dữ dội, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Đau dạ dày có thể đến từ những thói quen ăn uống thiếu khoa học, dị ứng thực phẩm, stress, lo lắng quá độ, tác dụng phụ của thuốc… Nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn khi liên quan tới các bệnh lý như: chứng khó tiêu chức năng, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, viêm loét cấp tính, ung thư dạ dày…
"2 rau 1 củ" tốt cho người bị đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tiêu hóa… hoặc các biện pháp chườm ấm, massage… Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm tự nhiên không chỉ giảm cảm giác đau dạ dày tức thời mà còn có thể giúp giảm dần triệu chứng đau dạ dày, bồi bổ và phục hồi chức năng dạ dày. Trong đó có 2 loại rau và 1 loại củ quen thuộc sau đây:
Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được những công dụng mà loại củ này mang lại cho dạ dày. Nó không chỉ tốt cho tiêu hóa, thúc đẩy nhu động dạ dày mà còn làm ấm bụng, giảm đau dạ dày, ngăn ngừa nhiều bệnh dạ dày.
Bởi vì trong khoai lang có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, beta carotene và canxi có công dụng trong việc giảm các triệu chứng và cải thiện bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ có trong khoai lang có tác dụng kiểm soát nồng độ acid trong dạ dày giúp làm giảm các cơn đau và các vết loét ở dạ dày không bị lan rộng.
Rau bina
Rau bina (hay còn gọi là rau chân vịt hoặc cải bó xôi) là một loại rau rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đối với dạ dày, loại rau này cũng mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là còn trở thành “cứu tinh” cho những người bị đau dạ dày.
Bởi vì nó chứa nhiều chất xơ và Cellulose, ăn nhiều có thể cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Với những người bị đau dạ dày, rau chân vịt giúp tăng nhu động ruột, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, tăng chất xơ, tăng tiết acid dịch vị. Nhờ đó tránh được triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, chữa táo bón.
Đặc biệt, rau bina rất giàu axit folic (vitamin B9). Chất này có tác dụng rất tốt trong giảm cảm giác đau dạ dày, tạo ra màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm mức độ lan rộng của viêm loét dạ dày. Hơn nữa, axit folic hỗ trợ rất nhiều trong tạo và duy trì tế bào mới và trong quá trình tạo máu. Từ đó giảm xuất huyết, nôn ra máu, tái tạo tế bào, phục hồi niêm mạc dạ dày.
Trong y học cổ truyền, rau bina còn là một vị thuốc bồi bổ, chữa bệnh cho tỳ vị (lá lách và dạ dày(. Vì vậy, ngoài các cách chế biến món ăn như xòa, luộc, nấu canh… thì chúng ta có thể dùng rau bina sắc thuốc hoặc uống nước ép từ nó.
Bắp cải
Nhắc tới loại rau giá rẻ, dễ tìm lại tốt cho dạ dày thì không thể nào bỏ qua bắp cải. Rau bắp cải có chứa rất nhiều vitamin C, K, B6, U, folate, vitamin, sắt, canxi, magie, kali… lại rất giàu chất xơ.
Bắp cải có thể được sử dụng để điều trị thiếu axit dạ dày. Nếu cơ thể bị thiếu axit dạ dày, có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày - thực quản. Loại rau này có thể giúp bạn giảm những khó chịu vì chúng kích thích sản sinh axit trong dạ dày. Uống nước ép bắp cải hoặc nước bắp cải lên men từ dưa cải bắp trước khi ăn có thể cải thiện hệ tiêu hoá.
Đặc biệt, thành phần của bắp cải có tác dụng giúp chống viêm loét, làm lành những tổn thương, phục hồi niêm mạc và bảo vệ thành dạ dày hiệu quả. Chính vì vậy những trường hợp bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày ruột hoặc trào ngược dạ dày nên thường xuyên bổ sung rau bắp cải vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày để giúp bệnh tình được cải thiện.
Ngoài ra, bắp cải cũng có tác dụng trong điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, tăng cường miễn dịch… và hỗ trợ giảm cân.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.