Nói như ra lệnh

Trong giao tiếp hàng ngày, mọi người đều cần lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng người nghe và những người xung quanh, không tỏ thái độ sai bảo, dạy dỗ hay kiểm soát áp đặt. Bởi cách giao tiếp đó không giúp gì cho người nói ngoài thái độ trên cơ nhưng lại gây tổn thương và bực bội cho người nghe.

Để tránh kiểu giao tiếp ra lệnh, chúng ta cần sử dụng từ ngữ vừa đủ, thay vì nói hãy làm cái này hay cái kia...

 
Nói bóng gió

Bóng gió là thuật giao tiếp của người xưa trong thời kỳ phong kiến hay chiến tranh, với nhiều lễ giáo lạc hậu, để tránh vi phạm những nguyên tắc giao tiếp hà khắc, cổ nhân thường dùng những cách ví von, hàm ý để người nghe hiểu mà bản thân không phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Tuy nhiên, trong thời đại tự do và bình đẳng, thuật giao tiếp này vẫn bị lạm dụng và gây ra nhiều hiểu lầm, tâm lý không thoải mái, sự né tránh trách nhiệm và giao tiếp của người nói.

Hậu quả của cách nói bóng gió, với hàm ý sâu cay có thể gây tổn thương tâm lý nặng nề cho người nghe hoặc cũng có thể khiến người nghe vô cùng giận dữ, đau khổ mà không có khả năng tự vệ hay bào chữa cho mình.

Để tránh trở thành người hay bóng gió, chúng ta cần nỗ lực giao tiếp tích cực, cởi mở, chủ động bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình cũng như tìm hiểu mong muốn nguyện vọng của người xung quanh để cùng nhau đi đến thống nhất và thấu hiểu.

Nói như dọa nạt

Có rất nhiều hình thức dọa nạt đang được "mặc định" và chấp nhận như chuyện bình thường trong mọi gia tiếp hàng ngày nhưng thực tế lại là ác khẩu.

Ví như cha mẹ dọa con cái không nghe lời sẽ từ mặt, không về thăm là bất hiếu, hàng xóm dọa trẻ con nếu chúng có anh chị em mới sẽ bị ra rìa, đặc biệt là chuyện sếp dọa nhân viên nếu không đạt doanh thu sẽ bị cắt thưởng, thôi việc…

Những hình thức dọa nạt đó có thể có tác dụng nhanh và luôn nhưng thực tế nó là ác khẩu bởi nó khiến người bị dọa có cảm giác lo sợ, mất tự tin, bị áp lực… Sau này những cá nhân bị dọa nạt đó cũng sẽ nói và làm tương tự với những người khác.

Phán xét và chỉ trích

Phán xét hoàn cảnh khó khăn, ngoài tầm kiểm soát của người ta như ngoại hình, tình trạng sức khỏe, cân nặng, tài chính, kỹ năng mà khả năng của họ không thể đạt được thực sự là ác khẩu. Để tránh vô tình trở thành người hay phán xét, chúng ta cần có cái nhìn rộng mở, cố gắng thấu hiểu và cảm thông, động viên khuyến khích.

Đổ tội cho người khác 

Trong nhiều tình huống không hay xảy ra, đổ tội là cách nhanh nhất để chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu đổ tội không đúng người đúng cách vô tình khiến mình trở thành người vô lý, giả dối, thậm chí vu khống người khác.

Mỗi người một cuộc đời, một công việc, một gia đình với những trách nhiệm của riêng mình. Nếu không hài lòng, hãy học cách trao đổi để cải thiện tình hình hoặc chấp nhận tình huống không vừa ý hay chủ động thay đổi, từ bỏ hay ra đi chứ không tìm cách đổ tội, than thở.

Phủ nhận công sức người khác

Phủ nhận công sức người khác cũng là một dạng của ác khẩu trong giao tiếp hàng ngày mà nhiều người đang mắc phải. Có người thường bình luận không tích cực về những đóng góp hay thế mạnh của bạn bè, đồng nghiệp vì trong sâu thẳm, họ lo sợ người ta sẽ làm tốt hơn mình và sẽ dần lên mặt với ta. Do đó, phản ứng tự nhiên là phủ nhận công lao, đóng góp của họ.

Tuy nhiên, cách giao tiếp này chỉ chứng tỏ rằng chúng ta không công bằng, không tự tin và càng không hợp tình hợp lý. Và nếu tất cả mọi người đều giao tiếp bằng sự phủ nhận công sức và thành tích của nhau, chúng ta sẽ tạo nên một cộng đồng thiếu đoàn kết, thiếu trân trọng nhau.