Phụ Nữ Sức Khỏe

Phật dạy: Lời ác khẩu tuy ít cũng hại một đời người tất có báo ứng

Phật dạy: Lời ác khẩu tuy ít cũng hại một đời người cân nhắc kỹ lưỡng về những việc mình sẽ làm, đạt đến độ “thân chính tâm chính” thì ta mới không vô tình làm tổn thương người khác.

Khẩu: Miệng, lời nói. Nghiệp: Cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.

Liệu bàn tay có thể che kín cả bầu trời?

Một vị đệ tử trẻ tuổi tu hành trên núi cao đã mấy năm. Hàng ngày, phần lớn thời gian của cậu dùng để đọc kinh sách và nghe thầy giảng đạo. Những lúc rảnh rỗi, cậu ra bờ sông gánh nước và hái rau, đôi khi đi vào tận rừng sâu để tìm hoa quả và các cây thuốc.

Cuộc sống của cậu từ ngày dứt bỏ bụi hồng trần tới chốn cao sơn đều như thế, không vật chất xa hoa, không lo toan suy nghĩ, chỉ có làm bạn với núi, sông, cây cỏ và chuyên cần tu đạo.

Một hôm, vị thiền sư và người đệ tử ngồi trò chuyện cùng nhau. Cậu nhăn mặt than thở: “Thưa thầy, khoảng thời gian này con cảm thấy cuộc sống vô cùng thống khổ và vô vị. Điều đó khiến con thực sự thấy phiền não và chán nản.”

Nghe đệ tử của mình phàn nàn như vậy, vị thiền sư chỉ mỉm cười không nói gì và dẫn cậu tới một mảnh đất trống. Ông hỏi: “Con hãy ngẩng đầu lên xem, con nhìn thấy gì nào?”

Người đệ tử hào hứng trả lời: “Thưa thầy, con nhìn thấy bầu trời rộng lớn và xanh ngắt ạ”.

Vị thiền sư nói: “Bầu trời rất rộng lớn phải không? Nhưng chúng ta lại có thể dùng một bàn tay của mình để che khuất cả bầu trời đấy!”

Người đệ tử nghe xong tỏ vẻ nghi hoặc. Thấy vậy, vị thiền sư liền dùng một bàn tay và che hai mắt người đệ tử rồi hỏi: “Bây giờ con có thể trông thấy bầu trời nữa không?”

Vị thiền sư lại nói tiếp:

“Trong cuộc sống, một chút thống khổ, một chút phiền não, một chút trở ngại cũng giống như bàn tay này. Nhìn thì thấy rất nhỏ, nhưng nếu ta không bỏ nó xuống mà cứ đặt nó ở trước mắt mình, đặt nó ở trong lòng mình thì nó sẽ che khuất cả bầu trời quang đãng của chúng ta.

Thế là chúng ta sẽ bỏ lỡ ánh mặt trời, bỏ lỡ bầu trời trong xanh khoáng đãng, bỏ lỡ những áng mây sắc thơ mộng và biết bao điều kỳ diệu, đẹp đẽ trên cuộc đời”.

Người đệ tử sau khi nghe xong mới giật mình tỉnh ngộ. Đến lúc này cậu đã hiểu rõ nguyên nhân của những nỗi thống khổ của bản thân mình. Hóa ra, những đau khổ, muộn phiền, chán nản kia đều là do bản thân cậu tự lựa chọn, hơn nữa mỗi ngày đều đang vô tình nuôi dưỡng để nó càng lúc càng to lớn hơn.

Cuộc sống của chúng ta vốn không dễ dàng, bởi con người dù ở giai tầng nào, thời đại nào cũng đều phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử, đều có những chướng ngại hữu hình và vô hình. Tuy nhiên, mỗi khi gặp khó nạn, cách suy nghĩ và đối đãi của chúng ta lại chính là nguyên nhân khiến chướng ngại trở thành dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn.

Rất nhiều người đã để “bàn tay” che kín cả bầu trời trước mặt, mà quên mất rằng ánh nắng mặt trời sẽ làm những giọt nước sau cơn mưa trở nên lung linh và đẹp đẽ hơn.

Đối mặt với những vấn đề của cuộc sống, cổ nhân có dạy rằng “Tướng do tâm sinh”. Theo một nghĩa nào đó chính là vấn đề thực chất đơn giản hay nghiêm trọng đều được quyết định theo lăng kính chủ quan của chúng ta, đều từ tâm của chúng ta mà diễn hóa ra.

Nếu với mọi điều xảy đến, ta có thể dùng tâm tùy duyên để đối diện với hết thảy, gặp chuyện buồn không chán nản, rầu rĩ; gặp chuyện tốt không hả hê, cao hứng; gặp lúc nghèo khó không phàn nàn, kêu ca; gặp khi giàu sang không tự cao tự đại, thì mọi tảng đá lớn sẽ chỉ như một hạt bụi nhỏ, một cái phủi tay là có thể giải quyết được.

Đó cũng là một loại trí huệ, một loại cảnh giới, bởi để đạt được tâm thái an hòa và điềm nhiên đòi hỏi con người phải liên tục tự mình rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, hòa hợp với vũ trụ, tuân theo đạo lý của đất trời.

Mưa bụi dễ làm ướt áo hơn mưa rào

Một ngày khác, vị thiền sư lại hỏi đệ tử của mình: “Con có biết mưa rào và mưa bụi, loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần áo của chúng ta không?”

“Thưa thầy, đương nhiên là mưa rào rồi ạ”. Người đệ tử nhanh nhảu đáp.

Vị thiền sư nhìn đệ tử trẻ tuổi của mình và nói: “Nhưng mà trong cuộc sống, có thể làm ướt quần áo của chúng ta một cách dễ dàng lại không phải mưa rào, mà là mưa bụi.”

Người đệ tử thắc mắc: “Thưa thầy, làm sao như vậy được. Hạt mưa rào to hơn hạt mưa bụi, chỉ một trận mưa rào là ướt hết quần áo rồi.”

“Bởi vì nếu trời mưa to, mọi người sẽ cảnh giác hơn. Họ sẽ mang theo dù, hoặc nếu không họ cũng sẽ trú mưa dưới những mái hiên hay những gốc cây. Nhưng nếu gặp mưa bụi, mọi người thường sẽ khó cảm giác thấy, hoặc nếu cảm thấy cũng cho rằng hạt mưa quá nhỏ không thể làm ướt quần áo. Vì vậy, họ cứ đi trong mưa và bị ướt sũng lúc nào không hay.” Vị thiền sư trả lời.

Người đệ tử nghe thầy giảng xong, đăm chiêu suy nghĩ.

Vị thiền sư nói tiếp: “Trong cách đối nhân xử thế của con người cũng như thế. Những lời nói và hành vi của chúng ta, ví dụ như một cái cử động, một cái nhấc chân, một nét mặt, một cái cau mày hay một câu nói đơn giản… cũng giống như những hạt mưa bụi vậy. Nhìn thấy thì rất nhỏ, nhưng nếu không chú ý, không thận trọng thì sẽ vô tình hay hữu ý mà làm “ướt nhèm quần áo của người khác”, xúc phạm người khác, gây tổn hại người khác, đồng thời cũng sẽ làm “ướt nhèm” chính cuộc đời mình”.

Vị đệ tử nghe xong đã thực sự tỉnh ngộ và nhớ lại những lần vào rừng tìm cây thuốc hay ra bờ sông gánh nước. Thực sự làm cậu bị ướt không phải một cơn mưa rào, ngay cả khi đó là cơn mưa rào bất chợt. Khiến cậu ướt nhèm là những cơn mưa phùn tí tách, dai dẳng, dễ dàng nhận ra nhưng lại hữu ý không để tâm, hữu ý buông lơi cảnh giác vì cho đó là những hạt mưa nhỏ nhoi, không đáng kể.

Trong cuộc sống thường ngày, mỗi lời nói, hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh, thậm chí ảnh hưởng tới thế giới mà chúng ta đang sống. Vì thế, chúng ta đã không ít lần vô tình mà làm tổn thương người khác, gây thiệt hại cho người khác chỉ vì không chú ý tới những hành động nhỏ bé, tưởng như không đáng kể của mình.

Khẩu ác nghiệp có 4 tội:

– Vọng ngữ (nói láo),

– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),

– Lưỡng thiệt (đâm thọc),

– Ác khẩu (chửi rủa).

“Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì? Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ… tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm; Và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp. Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.Khi con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chín chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.

Theo Khỏe Và Đẹp

Tin liên quan

Đừng bao giờ mắc phải ác nghiệp này bởi cả quãng đời còn lại sẽ chìm trong bể khổ, đau...

Đừng bao giờ mắc phải ác nghiệp này bởi cả quãng đời còn lại sẽ chìm trong bể khổ, đau...

Số mệnh phú quý trời sinh mà mắc phải 6 ác nghiệp này, cuộc đời cũng chìm trong bể khổ

Dưới đây là những tội ác phải chịu quả báo nặng nề nhất, vinh hoa phú quý rồi cũng mất...

Đây chính là 7 KHẨU NGHIỆP LÀM CẢ ĐỜI GÁNH KHÔNG HẾT, KHIẾN CON CHÁU PHẢI CHỊU THEO đừng ai...

Đây chính là 7 KHẨU NGHIỆP LÀM CẢ ĐỜI GÁNH KHÔNG HẾT, KHIẾN CON CHÁU PHẢI CHỊU THEO đừng ai...

Cẩn thận với lời nói để tránh khẩu nghiệp

Trước khi cất lời, có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng điều đó có đáng nói, có hại gì...

Khẩu nghiệp và bài học từ Đức Phật: Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người

Trong nhà Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm...

7 thứ khẩu nghiệp và 4 loại người cần tránh, đừng để rước họa vào thân

Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người, trong cuộc sống có nhiều người mắc phải khẩu nghiệp,...

Họa phúc tại miệng và 4 khẩu nghiệp gánh cả đời không hết

Phật dạy về cuộc sống có 4 loại người nói năng sai trái: một là vọng ngôn, hai là...

Tin mới nhất

Mừng cho sếp khi anh có tình yêu đích thực, nhưng sau lần chạm mặt cô ấy, tôi mất ăn...

1 giờ trước

Vợ hí hửng khoe que thẻ 2 vạch đỏ chóe sau nhiều năm hiếm muộn, tôi lại xô cô ấy...

1 giờ trước

Vừa thấy chồng sắp cưới của tôi, cô giúp việc đã lao vào tát anh bôm bốp, diễn biến tiếp...

1 giờ trước

Đêm nào cũng thấy chồng hí hoáy vẽ nội thất tới mức quên chuyện 'giường chiếu', tôi tò mò xem...

2 giờ trước

Được mai mối cho anh chồng U50 nhưng tôi vẫn có đêm tân hôn nồng nhiệt, tới gần sáng thì...

3 giờ trước

Chồng bê mâm cơm cữ để nguyên nồi thịt cùng lời 'dằn mặt' vợ khiến cô 'tức nước vỡ bờ'...

3 giờ trước

Vợ làm những điều này, chồng hãnh diện với bạn bè, giàu sang cũng không thay lòng

3 giờ trước

Lỡ chửa trước, ngày cưới bị mẹ chồng bắt đi vào cổng sau cô dâu mới 'bật' lại mẹ chồng...

10 giờ trước

Tưởng mình sắp chết vì cảm lạnh, mẹ chồng gọi tôi vào phòng rút ra 3 cuốn sổ tiết kiệm...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình