Đau bụng kinh là gì?

Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới, khi trứng rụng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh sẽ dẫn đến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và xuất ra ngoài, đó chính là máu kinh.

Quá trình này hoạt động dựa trên sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, ngực và hệ thống thần kinh cũng như nội tạng.

Chính vì vậy, khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ thường xuất hiện những cơn đau bụng dưới, hay còn gọi bằng cái tên khác là thống kinh.

Đau bụng kinh được định nghĩa là cơn đau liên hồi kèm theo co thắt ở phần bụng dưới. Khi đến kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ thường bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

Đối với một số người, cơn đau bụng kinh tuy có làm họ hơi khó chịu nhưng sẽ hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên ở những người khác, đau bụng kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng, khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn.

Nếu đau bụng kinh bắt nguồn từ những căn bệnh như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung thì khi điều trị dứt điểm bệnh sẽ đẩy lùi được những cơn đau này.

Còn với tình trạng đau bụng kinh không do bệnh lý nào có sẵn trong cơ thể người phụ nữ gây ra thì sẽ có khuynh hướng cải thiện theo độ tuổi và sau khi sinh con.

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Kinh nguyệt vốn được xem là hiện tượng tự nhiên của cơ thể người phụ nữ với tần suất xuất hiện đều đặn vài ngày mỗi tháng theo chu kỳ.

Hiện tượng này bắt đầu từ lúc phái nữ đến tuổi dậy thì và là dấu hiệu chứng tỏ khả năng sinh sản dần hoàn thiện. Tuy vậy, đôi khi kỳ kinh nguyệt lại là nỗi lo ngại đối với không ít chị em bởi hiện tượng đau bụng kinh kéo dài hành hạ.

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt liên tục ở phần bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng kinh hay còn được gọi với tên khác là thống kinh, biểu hiện với nhiều mức độ đau khác nhau. Một số người trong kỳ kinh chỉ đau nhẹ thoáng qua, nhưng có những người bị đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến nhiều ngày liền, hoặc có khi đau bùng phát thành từng cơn dữ dội.

Hầu hết các trường hợp đau bụng kinh thường bắt đầu xuất hiện khi hành kinh. Đau bụng kinh kéo dài nhiều ngày, từ khoảng từ 48 - 72 giờ, nhưng cá biệt vẫn có một số trường hợp kéo dài hơn.

Đau bụng có thể có trước khi có kinh và kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sinh lý của từng người, thường sẽ kéo dài khoảng từ 10 ngày đến 2 tuần trước khi có kinh đến lúc hết kinh. Mức độ đau bụng kinh cao nhất thường rơi vào những ngày lượng máu kinh ra nhiều nhất.

Đau bụng kinh kéo dài có sao không?

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, báo hiệu giai đoạn rụng trứng và hầu như không đáng lo ngại.

Cơn đau bụng kinh kéo dài từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu thấy đau bụng kinh kéo dài kèm theo lượng máu ra quá nhiều và gặp các vấn đề sau, bạn nên lưu ý thăm khám bác sĩ để được kiểm tra chắc chắn tình trạng của mình và có hướng điều trị thích hợp:

Thời gian kỳ kinh nguyệt diễn ra kéo dài hơn 10 ngày.

Kinh nguyệt ra ít nhưng lâu hết hoặc do tình trạng rong kinh.

Xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, chóng mặt mỗi lần có kinh nguyệt.

Lượng máu kinh nguyệt ra ồ ạt và nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi 2-3 giờ/lần. Thậm chí lượng máu có thể nhiều bằng quả bóng golf tiết ra vào ngày đầu chu kỳ kinh. Đây là một dấu hiệu không bình thường.

Máu kinh nguyệt có màu đen, màu nâu kèm theo mùi hôi và đóng cặn.

Tại sao đau bụng kinh kéo dài?

Nắm được lý do dẫn đến nguyên nhân đau bụng kinh kéo dài sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện tình trạng bệnh của cơ thể và có cách điều trị hợp lý.

1. Nguyên nhân phổ biến

Khi cơ thể đến thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp liên tục để giúp thải ra chất đệm lót vùng tử cung. Hormone cũng như các chất (prostaglandin) có liên quan đến chứng đau và viêm, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Lúc này, nồng độ prostaglandin cao dần lên dẫn đến những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng.

Co thắt nghiêm trọng còn có thể khiến co các mạch máu nuôi tử cung. Khi một phần cơ mất khoảng thời gian ngắn để cung cấp oxy cũng sẽ gây ra đau.

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sinh lý của từng người - Ảnh minh họa: Internet

2. Nguyên nhân do bệnh lý

Đau bụng kinh và đau bụng kinh kéo dài cũng có thể do các yếu tố bệnh lý sau gây ra:

Lạc nội mạc ngoài tử cung

Đây là tình trạng bệnh xuất phát từ các mô tuyến phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung

Khi gặp điều kiện thích hợp, các mô tuyến tử cung bên trong bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung.

U xơ tử cung

Các tế bào không bị ung thư phát triển trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn trong kỳ kinh nguyệt kéo dài.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Khi cơ quan sinh dục nữ bị nhiễm khuẩn cũng là nguồn gốc tạo nên những cơn đau. Tình trạng này là do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Hẹp cổ tử cung

Ở một số trường hợp, cơn đau lại xuất phát từ nguyên nhân hẹp cổ tử cung. Điều này gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt, từ đó tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

Hậu quả của đau bụng kinh

Đau bụng kinh vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu rõ nhất cho thấy các bệnh lý nghiêm trọng.

Đau bụng kinh nói chung và tình trạng đau bụng kinh kéo dài nói riêng không chỉ khiến phụ nữ rơi vào trạng thái khó chịu, mệt mỏi kèm theo lo lắng, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những cơn đau bụng kinh kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đối với phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt là nếu không được điều trị sớm sẽ gây hại đến khả năng sinh sản của chị em. Thậm chí, khi bệnh quá nghiêm trọng sẽ gây ra hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.

Do đó, chỉ cần nhận thấy một hoặc vài biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi thăm khám ở cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe sinh sản sau này.

Khắc phục tình trạng đau bụng kinh bằng nguyên liệu tự nhiên - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng kinh nên ăn gì?

Trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, tăng cường chất xơ và hạn chế dầu mỡ. Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3 là vô cùng cần thiết.

Vì đây là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây nên những cơn đau bụng kinh kéo dài, đồng thời còn làm dịu đi sự căng cơ và đặc biệt là giảm chứng sưng viêm.

Táo có chứa enzyme bromelain giúp giảm đau bụng kinh - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn cũng như caffein trong những ngày hành kinh.

Bản thân caffein có chứa chất kích thích. Loại nước uống này tác động lên hệ thần kinh và giúp cơ thể tỉnh táo. Do đó nó sẽ khiến cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau. Thậm chí có trường hợp caffein còn khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường.

Dù có bị đau bụng kinh kéo dài trong kỳ kinh nguyệt hay không, bạn cũng nên tích cực uống nước ấm, dùng nước ép trái cây hay sinh tố rau củ thay vì các loại đồ uống có ga và nước giải khát. Đặc biệt là dùng trong giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.