Nội dung bài viết
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là tình trạng dạ dày bị tổn thương khiến người bệnh cảm thấy đau âm ỉ khó chịu, nhất là khi ăn quá no hay quá đói. Căn bệnh này thường xảy ra với những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, hay thức khuya và uống nhiều rượu bia.
Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh đau bao tử, những nguyên nhân chính gây ra và cách chữa trị thế nào? Cùng tìm hiểu các thông tin đầy đủ và chi tiết về căn bệnh này ngay dưới đây.
1. Thông tin về bệnh đau bao tử
Đau bao tử (đau dạ dày) là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, xảy ra khi dạ dày trong cơ thể bị viêm loét. Người đau bao tử sẽ cảm nhận những cơn đau âm ỉ, khó chịu khi quá no hay quá đói. Ngoài ra, khi làm việc quá sức, tâm trạng bất thường hay căng thẳng, các cơn đau dạ dày cũng xuất hiện.
Căn bệnh đau bao tử gây ra rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nếu không sớm nhận biết được các dấu hiệu bệnh đau bao tử để chữa trị kịp thời và dứt điểm, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
2. Những dấu hiệu của bệnh đau bao tử
Bệnh đau dạ dày thường có những triệu chứng, biểu hiện khá rõ rệt. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không có dấu hiệu đặc trưng mà chỉ xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ.
Dưới đây là các dấu hiệu bệnh đau bao tử mà bạn không nên bỏ qua.
Vùng thượng vị - vị trí đau dạ dày thường gặp
Đây là triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh đau bao tử. Bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau tức, âm ỉ, nóng rát với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào từng tình trạng bệnh. Những cơn đau bụng này thường xảy ra ở vùng bụng lên ngực, sau đó lan ra sau lưng từ một đến hai tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và tái đi tái lại nhiều lần.
Đau dạ dày vùng thượng vị thường xảy ra khi người bệnh ăn quá no hay quá đói. Hoặc khi ăn uống những thực phẩm có chất kích thích đến niêm mạc dạ dày như rượu bia, cà phê, gia vị cay nóng, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các món ăn quá chua,... Ngoài ra, những cơn đau thượng vị còn xuất hiện khi tinh thần người bệnh không được thoải mái, bị áp lực, căng thẳng.
Chán ăn, đầy bụng
Chứng đau dạ dày khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon. Các niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hệ tiêu hóa làm việc kém dẫn đến nhiều biểu hiện rõ nét như đầy bụng, chán ăn, cơ thể suy nhược,... Sau khi ăn, bệnh nhân thường cảm thấy đau, nặng nề, bỏng rát ở vùng thượng vị sau đó lan lên xương ức, gây ra cảm giác buồn nôn.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Đây cũng là một dấu hiệu bệnh đau bao tử thường gặp. Nguyên nhân là do lượng axit trong dạ dày tiết ra quá nhiều gây ra chứng ợ chua, ợ nóng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy vị đắng hay chua khi thức ăn hoặc hơi xộc lên họng một cách nửa chừng, kèm theo cảm giác đau ở vùng ức mũi hay sau xương ức.
Tình trạng này khiến vùng thực quản bị bỏng rát khó chịu. Nếu không kịp thời chữa trị, để chứng ợ nóng, ợ chua kéo dài có thể gây ra các biến chứng viêm họng, viêm loét thực quản.
Đau bao tử buồn nôn, nôn ói
Đây là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Lúc này, niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến cho quá trình bài tiết dịch vị bị rối loạn, phản ứng của dạ dày gây ra cảm giác buồn nôn và nôn ói.
Triệu chứng buồn nôn, nôn xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị làm chảy máu. Ngoài ra, nôn nhiều còn khiến cơ thể mệt mỏi, bị mất nước và chất điện giải có trong dịch dạ dày. Nguy kịch hơn là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày (xuất huyết tiêu hóa) là hiện tượng máu chảy ra khỏi thành mạch và chảy vào lồng ống tiêu hóa. Đây là tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở niêm mạc dạ dày và thành ruột, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Những biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu tươi hay máu đen, đi ngoài ra máu đỏ tươi hay đen. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp trong tình trạng mất máu cấp. Khi thấy dấu hiệu bệnh đau bao tử này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Tìm hiểu các nguyên nhân đau bao tử
Mắc vi khuẩn Helicobacter Pylori
Đây là một loại vi khuẩn gây ra bệnh đau bao tử. Loại vi khuẩn này lây lan chủ yếu qua nước bọt, phân, nước tiểu hay nguồn nước chưa được xử lý kỹ. Theo khảo sát có tới hơn 85% các ca mắc bệnh đau bao tử do loại vi khuẩn này gây nên.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơ thể có chứa loại vi khuẩn này nhưng vẫn chưa có dấu hiệu bệnh đau bao tử bộc phát. Khi họ tiếp xúc với một trong những tác nhân như thuốc lá, chất kích thích, thực phẩm bẩn sẽ làm tăng nguy cơ bộc phát bệnh.
Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
Những người thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích dễ mắc bệnh đau bao tử.
Sử dụng các loại thuốc tây
Sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị đau nhức xương khớp,... khiến cho chất prostagladine với tác dụng bảo vệ dạ dày bị suy giảm. Đây là nguyên nhân khiến cho dạ dày dễ bị viêm loét, nếu dùng liên tục còn có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị
Những người bệnh đang thực hiện các phương pháp hóa trị, xạ trị cũng khiến cơ thể bị suy yếu, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương. Vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh đau bao tử cũng tăng.
4. Làm gì để phòng tránh các dấu hiệu bệnh đau bao tử?
Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh đau bao tử, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để khám và chữa trị. Bên cạnh đó, hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
Thay đổi chế độ ăn uống
Tránh sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, các đồ ăn chua cay nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Thay vào đó hãy dùng những thực phẩm lành mạnh, phù hợp với sức khỏe như rau xanh, đậu phụ, tôm, cá, trứng,...
Uống từ 1-2 cốc sữa ấm mỗi ngày để cung cấp đầy đủ protein và các dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, trong sữa là môi trường trung tính rất an toàn cho dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.
Uống mỗi ngày một cốc nước ép rau củ, hoa quả để bổ sung vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Việc này sẽ giúp ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh đau bao tử trong dạ dày phát triển. Tuy nhiên, không dùng quá nhiều các loại nước ép có tính axit cao vì dễ gây đầy bụng và đau bụng.
Ăn đủ bữa, đúng giờ
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần thực hiện lịch sinh hoạt ăn uống điều độ, đúng giờ giấc để tránh gây áp lực làm việc cho bao tử.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và cả môi trường sống xung quanh. Đồng thời, tránh sử dụng các loại thực phẩm bẩn để hạn chế tối đa nguy cơ mắc vi khuẩn gây bệnh đau bao tử.
Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Hạn chế làm việc căng thẳng, quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, stress. Cần nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ.
5. Những cách trị đau bao tử ở nhà
Để chữa trị bệnh đau bao tử, bạn có thể không chỉ dùng thuốc kháng sinh, thuốc đông y mà còn áp dụng những bài thuốc dân gian ngay tại nhà:
Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng gừng tươi
Gừng tươi có tính cay nóng, có tác dụng làm ấm bụng và chữa các chứng tiêu chảy, phong hàn hiệu quả. Ngoài ra, gừng tươi còn là loại thảo dược chữa bệnh đau bao tử được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện: Bạn pha nước nóng và đập dập nhánh gừng tươi đã bỏ sạch vỏ để uống vào mỗi tối sau khi ăn.
Chữa bệnh đau dạ dày bằng bạc hà
Trong bạc hà có chứa hoạt chất giảm đau tự nhiên. Vì vậy bạn có thể dùng vài lá bạc hà ủ với nước nóng để uống như uống trà để giảm triệu chứng đau bao tử.
Chữa bệnh đau bao tử bằng mật ong và trà
Pha mật ong và chanh để uống hàng ngày để trị bệnh đau bao tử là cách đơn giản mà hữu hiệu. Hỗn hợp này sẽ giúp các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, tiêu hóa lượng tinh bột cơ thể nạp vào và hạn chế nguy cơ bị đau bao tử.
Chữa bệnh đau bao từ bằng trà xanh
Chỉ cần thưởng thức một tách trà xanh ấm nóng sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, giảm triệu chứng đầy bụng, ợ chua khó chịu.
Chườm nóng để giảm triệu chứng bệnh đau bao tử
Dùng một túi chườm nóng áp nhẹ lên vùng bụng. Cách này sẽ giúp làm ấm bụng, giảm những cơn đau bao tử khó chịu. Hãy chú ý thư giãn cơ bắp và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả cao nhất.