Những điều mẹ bầu tuyệt đối không nên làm để bảo vệ con trong suốt thai kỳ
Nội dung bài viết
Phụ nữ khi mang thai không nên làm gì?
Lần đầu mang thai, nhiều bà mẹ trẻ rơi vào tâm lý hoang mang, lo lắng khi có quá nhiều thứ phải kiêng cữnhưng lại không thể xác định được đúng sai. Dưới đây, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những việc không nên làm khi mang thai để chăm sóc và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
Không hút thuốc lá
Phụ nữ khi mang thai không nên làm gì? Việc quan trọng hàng đầu mà các cặp vợ chồng có con phải chú ý đó là tuyệt đối không được hút thuốc lá. Việc hút thuốc là khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của thai nhi khi chào đời, đồng thời khả năng học tập và tiếp thu cũng thấp hơn so với những đứa trẻ khác.
Thêm vào đó, khi mẹ hút thuốc lá, tương lai đứa trẻ lớn lên cũng có khả năng hút thuốc sớm do nghiện nicotine sinh lý.
Không uống rượu
Rượu được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng rối loạn thai nhi. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm: cân nặng thai nhi thấp, chậm tiếp thu, rối loạn hành vi, kém phát triển,... Do đó, khi mang thai, bạn không nên uống rượu dù là một lượng nhỏ nếu muốn con được thông minh, khỏe mạnh.
Trường hợp nghiện rượu nặng, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ cho lời khuyên hữu ích nhất.
Không ăn thịt sống
Việc ăn chín uống sôi trong thời gian mang thai là điều hết sức cần thiết. Vì khi dùng các loại thực phẩm chưa được chế biến, đặc biệt là thịt và trứng sống thường dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Nghiêm trọng hơn, chúng còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng, gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai,...
Không sử dụng điện thoại di động quá nhiều
Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến 3% trẻ em bị di chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) trong độ tuổi đi học, tỷ lệ này tăng đến 66% so với 1 thập kỷ trước. Mặc dù các kết quả nghiên cứu này không xác định cụ thể nguyên nhân chính xác nhưng họ tìm thấy được mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại trong giai đoạn thai kỳ với sự hiếu động của trẻ sau sinh.
Vì thế, khi mang thai, phụ nữ nên hạn chế dùng điện thoại, chỉ nên sử dụng trong trường hợp cấp thiết nhất. Đặt điện thoại cách xa cơ thể để tránh các tia bức xạ. Lưu ý, không dùng điện thoại khi đang sạc pin để phòng trường hợp cháy nổ.
Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
Tắm nước quá nóng hoặc nước quá lạnh là điều mà mẹ cần chú ý trong danh sách "khi mang thai không nên làm gì?". Việc ngâm nước nóng quá lâu sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Thêm vào đó, chúng còn gây nhiễm trùng âm đạo trong quá trình mang thai.
Không chỉ ngâm nước nóng mà việc tắm nước lạnh cũng được xem là điều cấm kị. Việc cơ thể bị lạnh đột ngột không chỉ khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao mà còn làm các mạch máu trong cơ thể bà bầu co lại, ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Vì thế, để tốt cho cả mẹ và bé, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm không quá 36 độ trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút, hạn chế tắm vào thời điểm sáng sớm hoặc đêm muộn, tránh xa các phòng tắm hơi, không tắm khi cơ thể đang mệt,...
Không thức khuya
Ngủ muộn là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng ở thai nhi, từ đó khiến bé chậm phát triển. Từ 11 giờ khuya đến 3 giờ sáng là thời điểm mà các bộ phận của cơ thể như: gan, mật,... bắt đầu thải độc và tái tạo máu, nếu trong thời gian này mẹ không ngủ sẽ dễ khiến cho thai nhi rơi vào tình trạng thiếu máu.
Ngoài ra, việc thức khuya còn làm giảm khả năng miễn dịch ở mẹ, tâm trạng biến đổi thất thường và làn da cũng nhanh xuống sắc.
Không đi giày cao gót
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian mang thai sẽ tác động xấu đến vùng xương chậu, dễ gây ra tình trạng sảy thai. Vì thế, trong khoảng thời gian này, bà bầu nên dùng dép đế bằng hoặc giày thể thao để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Không đứng quá lâu hoặc gập người lên xuống
Việc duy trì một tư thế đứng quá lâu sẽ khiến máu kém lưu thông, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề ở bà bầu. Bên cạnh đó, động tác gập người lên xuống cũng rất nguy hiểm, chúng không chỉ gây chèn ép thai nhi mà còn khiến bà bầu chóng mặt, dễ ngã.
Khi vợ mang bầu chồng không nên làm gì?
Chồng không nên làm gì khi vợ mang thai để tốt cho cả mẹ và bé? Mang thai là thời điểm không chỉ riêng mẹ, mà ngay cả bố cũng cần kiêng cữrất nhiều. Việc kiêng cữđúng cách sẽ giúp sức khỏe của mẹ và thai nhi tốt hơn, đồng thời cuộc sống vợ chồng cũng hòa thuận, từ đó tạo được bầu không khí vui tươi, hạnh phúc để chào đón đứa con đầu lòng.
Không để vợ ôm đồm việc nhà
Thực tế, các ông chồng không cần phải làm hết công việc nhà khi vợ đang mang thai, bạn chỉ cần phụ trách những công việc nặng nhọc và có đôi chút bụi bẩn để giảm gánh nặng cho vợ là được. Hoặc đôi khi, bạn cũng có thể xuống bếp nấu một bữa ăn, việc tuy nhỏ nhưng lại là niềm vui lớn đối với những nàng lần đầu làm mẹ.
Hạn chế quan hệ khi mang thai
Khoa học chứng minh rằng, việc quan hệ tình dục trong quá trình mang thai không chỉ giúp giữ lửa hôn nhân mà còn giảm nguy cơ bị tiền sản giật, tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng tuần hoàn máu cho bà bầu.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể quan hệ tình dục. Việc quan hệ trở thành điều kiêng cữ tiên quyết khi mang thai trong một vài trường hợp như: Có tiền sử sảy thai, cổ tử cung yếu, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, rò rỉ nước ối,...
Không thờ ơ, lạnh lùng với vợ
Thời gian đầu mang thai, do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên mẹ bầu thường rất dễ tủi thân và trở nên nhạy cảm với mọi chuyện. Điều những ông chồng nên làm lúc này là dành nhiều thời gian bên vợ, cùng quan tâm và tháo gỡ những khúc mắc mà vợ đang gặp phải.
Những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ khi mang thai cần kiêng kỵ rất nhiều vấn đề, tiêu biểu như:
Bà bầu không dự đám tang
Ông bà xưa cho rằng, phụ nữ mang thai khi đi dự đám tang rất dễ nhiễm âm khí. Điều này khiến đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, trí tuệ cũng kém hơn hẳn.
Thực tế, khoa học cũng cho rằng điều này đúng. Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản bằng cách lý giải sau: thân thể người chết có nhiều vi khuẩn, những vi khuẩn này thường tồn tại nhiều ngày, việc đi dự đám tang sẽ khiến tâm lý bà bầu bị tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không được trang điểm và tỉa chân mày
Nhiều gia đình quan niệm, việc mẹ quá điệu đà trong quá trình mang thai sẽ khiến đứa trẻ sinh ra bị mất duyên. Đó là quan niệm dân gian, còn trong thực tế, phụ nữ khi mang thai nếu sử dụng những mỹ phẩm kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi.
Vì thế, tốt nhất trong thời gian mang thai, mẹ nên hạn chế trang điểm, chỉ dùng vào những lúc cần thiết nhất. Trong trường hợp muốn sử dụng sản phẩm dưỡng da, bạn nên chọn loại dành cho bà bầu, có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn.
Những qua niệm vừa nêu có thể đúng hoặc sai. Khi muốn áp dụng những điều bà bầu không nên làm theo quan niệm dân gian, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Vấn đề khi mang thai không nên làm gì đã được bài viết nêu tương đối chi tiết ở trên. Với những ông bố bà mẹ lần đầu có con việc tham khảo là điều hết sức cần thiết nếu muốn thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.